Mất răng nên khắc phục bằng phương pháp nào

Mất răng là tinh trạng thường gặp bất kể ở độ tuổi nào, tuy nhiên nguy hiểm như thế nào thì không phải ai cũng biết được. Cô Chú, Anh Chị phải đối mặt với nguy cơ suy giảm sức khỏe trong thời gian ngắn, đau đầu kinh niên, lão hóa sớm. Mất răng phục hồi bằng trồng răng Implant là lời khuyên được nhiều Bác sĩ đưa ra.

Nguyên nhân người lớn bị mất răng

Mất răng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, gây ảnh hưởng không tốt tới thẩm mỹ khuôn mặt và khả năng ăn nhai. Người lớn tuổi là đối tượng có tỷ lệ mất răng cao nhất, nguyên nhân chính là do sự lão hóa của cơ thể, chân răng cũng dần yếu đi, sau đó là bị gãy, rụng.

Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn tới mất răng ở người lớn tuổi như do thói quen sinh hoạt, tai nạn, chấn thương. Sau đây là 8 nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng mất răng ở người lớn tuổi:

Do di truyền bẩm sinh

Sức khỏe răng miệng được ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ. Cô Chú, Anh Chị có cha mẹ bị mất răng sớm, răng yếu ngay từ khi còn trẻ có tỷ lệ cao mất răng khi lớn tuổi. Ngoài ra, yếu tố di truyền còn khiến mất răng bẩm sinh, một số vị trí trên hàm không có răng.

Nguyên nhân người lớn bị mất răng
Mất răng do di truyền từ cha mẹ

Do tai nạn, chấn thương

Các tai nạn, chấn thương xảy ra ở vùng mặt, gần mặt có thể dẫn tới mất răng và ảnh hưởng cả cấu trúc xương hàm. Cô Chú, Anh Chị nên lưu ý bảo vệ bản thân khi chơi thể thao, hạn chế mang vác vật nặng quá sức.

Do bệnh về răng miệng

Đây là nguyên nhân chính dẫn tới mất răng ở người lớn tuổi. Các bệnh về răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm tủy xuất hiện do thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách của nhiều Cô Chú, Anh Chị.

Mất răng do sâu răng
Sâu răng, viêm nướu gây mất răng

Do nướu bị tổn thương

Vôi răng xuất hiện bám ở chân răng khiến nướu bị tổn thương và dần tụt thấp xuống. Trường hợp Cô Chú, Anh Chị bị tiêu xương hàm bệnh lý cũng khiến nướu và răng không còn liên kết chắc chắn như ban đầu. Điều này khiến răng dài hơn, lỏng lẻo và kém bền chắc trong hàm, dễ bị gãy, rụng.

Do chế độ ăn uống

Nhiều Cô Chú, Anh Chị thích ăn đồ ngọt nhưng vệ sinh răng miệng chưa sạch sẽ là nguyên nhân tạo nên các mảng bám trên răng. Vi khuẩn từ mảnh bám phát triển và tấn công nướu, thân răng gây nên bệnh về răng miệng, dẫn tới mất răng.

Mảng bám do đường gây ra sẽ làm hư răng
Mảng bám do đường gây ra sẽ làm hư răng

Do răng và nướu lười hoạt động

Răng và nướu “lười” hoạt động do thói quen ăn uống các món mềm từ đó gây suy giảm khả năng chịu lực của răng. Điều này dẫn tới răng ngày một yếu hơn, chân răng dễ bị lung lay khi có tác động mạnh.

Do giảm tiết nước bọt

Khi tuổi ngày một cao, một số Cô Chú, Anh Chị có sử dụng thuốc lợi niệu, an thần, chống trầm cảm hoặc mắc một số bệnh làm giảm tiết nước bọt. Điều này dẫn tới miệng luôn trong trạng thái khô, mảng bám khó được loại bỏ. Không chỉ gây hôi miệng, giảm tiết nước bọt còn gây nên yếu răng, răng lung lay.

Giảm tiết nước bọt lâu ngày dẫn tới mất răng
Giảm tiết nước bọt lâu ngày dẫn tới mất răng

Do thay đổi hormone nữ trong khi mang thai

Trong thai kỳ, hormone của nữ giới dễ bị thay đổi. Sự thay đổi này khiến sức đề kháng suy giảm, răng và nướu dễ bị tấn công bởi vi khuẩn trong khoang miệng. Nếu không chú ý và điều trị kịp thời, phụ nữ khi mang thai dễ bị mất răng.

Hậu quả của việc mất răng

Mất răng không chỉ gây khó khăn trong quá trình ăn nhai mà còn tác động tới tinh thần của Cô Chú, Anh Chị. Vậy mất răng nguy hiểm như thế nào? 

Ăn nhai khó khăn

Mất răng tạo nên khoảng trống trên hàm khiến thức ăn không được nhai nghiền kỹ lưỡng. Thức ăn còn hạt to được đưa vào dạ dày khiến dạ dày và đường ruột làm việc vất vả hơn, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém đi. Bên cạnh đó, Cô Chú, Anh Chị mất răng tăng nguy cơ mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa

Răng bị mất gây nhai khó khăn, không ngon miệng
Răng bị mất gây nhai khó khăn, không ngon miệng

Suy giảm sức khỏe, tinh thần

Mất răng dẫn tới ăn uống không ngon, tình trạng sụt cân xuất hiện. Cô Chú, Anh Chị có tâm lý chán ăn, buồn bực và thường xuyên khó chịu. Điều này gây tác động xấu tới sức khỏe và tinh thần.

Biến chứng tiêu xương răng

Sau 3 tháng kể từ khi mất răng, xương hàm bắt đầu dần tiêu biến. Tiêu xương răng khiến vùng răng bị mất trũng xuống và nhỏ lại, làm thay đổi cấu trúc của hàm. Đây là biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới điều trị phục hồi răng sau này. Bởi khi xương hàm bị tiêu biến nghiêm trọng, Bác sĩ phải chỉ định ghép xương trước khi trồng răng Implant.

Tiêu xương hàm nguy hiểm xảy ra sau khi răng mất
Tiêu xương hàm nguy hiểm xảy ra sau khi răng mất

Xô lệch răng

Răng sau khi mất tạo nên khoảng trống trên hàm. Theo thời gian, các răng kế cận sẽ có xu hướng lệch về phía khoảng trống dẫn tới xô lệch răng. Cô Chú, Anh Chị không chỉ thấy ăn nhai khó khăn mà còn thường xuyên bị đau nhức chân răng.

Răng bị xô lệch do mất răng
Răng bị xô lệch do mất răng

Lão hóa sớm

Xương hàm bị tiêu, răng xô lệch sẽ khiến má hóp vào. Điều này ảnh hưởng xấu tới thẩm mỹ khuôn mặt, Cô Chú, Anh Chị trông già hơn so với tuổi. Lão hóa sớm là nguyên nhân khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

Gây nên đau đầu

Lực ăn nhai tại khu vực răng bị mất sẽ chia đều cho các răng lân cận. Điều này gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh kết nối xương hàm gây nên đau đầu. Thời gian đầu, các cơn đau chỉ xuất hiện trong khoảng 2 – 3 phút. Nếu không được điều trị sớm, Cô Chú, Anh Chị có nguy cơ đau đầu kinh niên.

Mất răng gây nên đau đầu kinh niên
Mất răng gây nên đau đầu kinh niên

Ảnh hưởng tới thẩm mỹ

Mất răng, đặc biệt là răng cửa sẽ tạo nên khoảng trống khi cười, gây mất thẩm mỹ. Cô Chú, Anh Chị có xu hướng ngại giao tiếp và nói chuyện. Điều này sẽ tạo nên khoảng cách tinh thần giữa người với người.

Mất răng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt
Mất răng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt

3 phương pháp phục hình răng bị mất

Phục hồi răng bị mất càng sớm càng tốt là lời khuyên của Bác sĩ. Hiện có 3 phương pháp được áp dụng điều trị cho mất răng gồm: hàm tháo lắp, cầu răng sứ và trồng răng Implant.

Làm hàm tháo lắp

Làm hàm tháo lắp là phương pháp phục hồi răng lâu đời nhất. Phương pháp này phù hợp với Cô Chú, Anh Chị mất nhiều răng trên hàm, cấu trúc xương hàm yếu và sức khỏe yếu.

Mỗi hàm tháo lắp gồm có 3 bộ phận là khung hàm, nướu giả và răng giả.

Hàm tháo lắp có thời gian điều trị nhanh
Hàm tháo lắp có thời gian điều trị nhanh

Phương pháp làm hàm tháo lắp có chi phí thấp, chỉ từ 2 – 5 triệu và thời gian điều trị nhanh chỉ từ 5 – 7 ngày. Cô Chú, Anh Chị có thể lựa chọn hàm tháo lắp toàn phần hoặc hàm tháo lắp bán toàn phần dựa vào tư vấn của Bác sĩ.

Làm cầu răng sứ

Làm cầu răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định được nhiều Cô Chú, Anh Chị lựa chọn. Mỗi cầu răng sứ có từ 3 mão sứ, trong đó có 2 mão răng bên cạnh dùng làm trụ, mão răng ở giữa thay thế cho răng đã mất.

Cầu răng sứ có tính thẩm mỹ cao
Cầu răng sứ có tính thẩm mỹ cao

Phương pháp cầu răng sứ có ưu điểm là tính thẩm mỹ cao, thời gian điều trị ngắn và an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, cầu răng sứ không ngăn chặn được tiêu xương hàm, phòng ngừa lão hóa sớm.

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng đã mất vượt trội hơn hẳn so với cầu răng sứ và hàm tháo lắp. Phương pháp này khắc phục được hầu hết nhược điểm của 2 phương pháp trên.

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi tiên tiến nhất
Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi tiên tiến nhất

Khi trồng răng Implant, răng thật trên hàm sẽ được bảo tồn tối đa, không xâm lấn. Cô Chú, Anh Chị có thể phục hồi răng mất đơn lẻ, mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm. Răng giả sau khi phục hồi tương tự như răng thật, có khả năng ăn nhai chắc chắn.

Tại sao nên trồng răng Implant khi mất răng

Trồng răng Implant sau khi mất răng là lời khuyên của Bác sĩ. Bởi phương pháp này giúp phục hồi răng giả với cấu trúc tương tự răng thật. Chi tiết hơn, mời Cô Chú, Anh Chị theo dõi bảng so sánh sau đây:

Hàm tháo lắp Cầu răng sứ Trồng răng Implant
Khả năng ăn nhai Khả năng ăn nhai hạn chế, chịu lực kém Khả năng ăn nhai ổn định, nhưng vẫn cần kiêng một số món cứng Khả năng ăn nhai tốt, chịu lực cao.
Tính thẩm mỹ Tính thẩm mỹ kém, không tự nhiên Có tính thẩm mỹ tự nhiên nếu vật liệu là sứ cao cấp. Nếu vật liệu sử dụng ở mức trung bình, tính thẩm mỹ có phần hạn chế. Thẩm mỹ tương tự răng thật, Cô Chú, Anh Chị cười tươi nhưng không lộ
Tuổi thọ Tuổi thọ thấp, từ 3 – 5 năm Tuổi thọ trung bình từ 7 – 15 năm Tuổi thọ từ 20 – trọn đời.
Chi phí Chi phí thấp, từ 1,5 – 3 triệu / hàm Chi phí trung bình, từ 3 – 15 triệu/ răng Chi phí nhỉnh hơn, từ 15 – 40 triệu/ răng
Cách chăm sóc Chăm sóc bất tiện, phải vệ sinh thường xuyên, khi ngủ hay phải tháo ra và ngâm trong dung dịch chuyên dụng. Chăm sóc dễ dàng, nhưng cần loại bỏ sạch mảng bám ở quanh chân răng. Chăm sóc tương tự răng thật.

Mất răng trồng răng Implant có đau không?

Sau khi mất răng, Cô Chú, Anh Chị nên phục hồi càng sớm càng tốt bằng phương pháp trồng răng Implant. Mất răng cấy ghép Implant có đau không là vấn đề khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị e ngại khi đưa ra quyết định điều trị. Bởi nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng khi tiểu phẫu sẽ đau nhức, vết thương lâu khỏi, …

Trồng răng Implant không đau nhức
Trồng răng Implant không đau nhức

Theo các Bác sĩ chuyên sâu trồng răng Implant, quy trình trồng răng Implant sau khi mất răng hoàn toàn không đau nhức. Mỗi Cô Chú, Anh Chị đều được chỉ định sử dụng lượng thuốc gây tê phù hợp. Lượng thuốc tê này đảm bảo quá trình cấy ghép trụ Implant từ 15 – 30 phút không bị khó chịu.

Sau khi thuốc tê hết tác dụng, Cô Chú, Anh Chị sẽ cảm thấy hơi xót nhẹ. Nhưng cảm giác đau sẽ không có, thậm chí còn ít hơn sự khó chịu khi nhổ răng. Vết thương sẽ dần lành lại từ 3 – 5 ngày, đến ngày thứ 7 có thể tái khám cắt chỉ.

Quy trình trồng răng Implant khi mất răng

Quy trình trồng răng Implant khi mất răng tại Nha khoa chuyên sâu trồng răng gồm 6 bước chính. Trường hợp xương hàm của Cô Chú, Anh Chị không đảm bảo điều kiện, Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương hàm 

Bước 1: Thăm khám

Cô Chú, Anh Chị được Bác sĩ thăm khám răng miệng tổng quát, chỉ định đi chụp CT 3D, chụp phim X – Quang, lấy máu xét nghiệm. Các chỉ số máu cùng phim chụp xương hàm được chuyển tới Bác sĩ cùng ngày để Bác sĩ lên kế hoạch điều trị và tư vấn cho Cô Chú, Anh Chị.

Thăm khám răng tổng quát trước khi trồng răng Implant
Thăm khám răng tổng quát trước khi trồng răng Implant

Bước 2: Cấy ghép trụ Implant

Khi sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị đạt điều kiện cấy ghép, Bác sĩ tiến hành tiểu phẫu đặt trụ Implant. Trụ Implant được đưa vào xương hàm nhờ máng hướng dẫn phẫu thuật. Máng này có tác dụng giúp trồng răng Implant đúng vị trí và hạn chế tổn thương nướu.

Quá trình cấy ghép trụ Implant diễn ra từ 15 - 30 phút
Quá trình cấy ghép trụ Implant diễn ra từ 15 – 30 phút

Bước 3: Tái khám, cắt chỉ

Sau từ 5 – 7 ngày, vết thương đã lành dần, Cô Chú, Anh Chị tái khám tại Nha khoa. Sau khi được Bác sĩ thăm khám, nếu không có vấn đề gì sẽ tiến hành cắt chỉ, để vết thương lành hoàn toàn và trụ Implant tích hợp với xương hàm.

Bước 4: Tái khám tích hợp trụ Implant

Sau từ 3 – 6 tháng, Cô Chú, Anh Chị sẽ tới Nha khoa tái khám. Bác sĩ kiểm tra mức độ tích hợp của trụ Implant với xương hàm để tiến hành lấy dấu răng và gắn Abutment.

Bước 5: Lấy dấu răng, gắn Abutment

Hiện các Nha khoa chuyên sâu trồng Implant đã ứng dụng công nghệ lấy dấu răng 3D, đảm bảo kết quả chính xác và nhanh chóng. Bác sĩ gắn Abutment và mão răng tạm thời để Cô Chú, Anh Chị dần làm quen với răng giả.

Bước 6: Gắn mão răng chính thức

Sau từ 3 – 5 ngày, mão sứ chính thức được hoàn thiện, Bác sĩ sẽ thay thế cho mão răng tạm thời. Nếu không cần điều chỉnh, Bác sĩ tiến hành cố định mão răng, điều trị thẩm mỹ và hoàn tất quy trình trồng răng Implant.

Những lưu ý khi mất răng tiến hành trồng Implant

Trước khi trồng răng Implant, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý những điều sau để có quá trình điều trị thành công, tiết kiệm chi phí.

  • Cô Chú, Anh Chị nên chọn Nha khoa uy tín, chuyên sâu trồng răng Implant. Những Nha khoa này phải được cấp phép hoạt động bởi Sở Y tế, đáp ứng mọi yêu cầu về trang thiết bị, phòng điều trị. Quan trọng hơn, Nha khoa phải có đội ngũ Bác sĩ có kinh nghiệm nhiều năm trong điều trị trồng Implant. Một số Nha khoa trồng răng Implant tại TPHCM uy tín Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo như: Dr. Care – Implant Clinic, Nha khoa Kim, Nha khoa I-Dent, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn,…
  • Điều trị bệnh lý răng miệng trước khi cấy ghép. Trường hợp nướu còn bị viêm nhiễm đã tiến hành trồng răng Implant, vi khuẩn có hại sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công vào vết thương gây nên nhiễm trùng, nguy hiểm hơn là đào thải trụ Implant.
  • Ngừng hút thuốc lá trước khi cấy ghép Implant ít nhất 1 tuần và 2 tuần sau khi đặt trụ thành công. Bởi chất độc hại trong khói thuốc sẽ hạn chế máu lưu thông tới vết thương, cản trở sự lành thương và kéo dài thời gian phục hồi. Tỷ lệ thất bại khi hút thuốc lá trong thời gian trồng răng Implant lên tới 20%.
  • Kiểm tra chất lượng xương hàm trước khi trồng răng Implant. Nếu xương hàm không đủ điều kiện, Cô Chú, Anh Chị cần ghép xương để đảm bảo mât độ xương theo yêu cầu. Quan trọng hơn, Cô Chú, Anh Chị nên theo lời khuyên của Bác sĩ để lựa chọn trụ Implant phù hợp với xương hàm của mình.

Bài viết đã gửi tới Cô Chú, Anh Chị nhiều thông tin hữu ích về mất răng và hướng điều trị phù hợp. Kiến Thức Răng Miệng luôn cập nhập thông tin về Nha khoa mới nhất, giúp Cô Chú, Anh Chị dễ dàng hơn trong quá trình chăm sóc răng. Hãy theo dõi trongrangimplant.com.vn mỗi ngày nhé.

button-appointment
button-zalo
button-home
button-map

TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỒNG RĂNG
IMPLANT PHÙ HỢP CHO TỪNG CÁ NHÂN

Kế hoạch điều trị mất răng cá nhân hóa với Bác sĩ chuyên
sâu implant tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí điều trị

Cô Chú, Anh Chị để lại thông tin, Trợ lý bác sĩ sẽ liên lạc lại sau 5 phút