Cầu răng sứ là gì? Có nên làm cầu răng sứ sau khi mất răng?

Cầu răng sứ là phương pháp phục hình răng đã mất phổ biến với ưu điểm nhanh gọn, chi phí thấp, khả năng ăn nhai tốt. Nhưng liệu làm cầu răng sứ có bền không? Hãy cùng Kiến Thức Răng Miệng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này

Cầu răng sứ là gì?

Cầu răng sứ là phương pháp giúp khôi phục tình trạng mất 1 răng hay nhiều răng. Bọc răng sứ bắc cầu cố định sẽ mang lại khả năng ăn nhai tốt, đảm bảo tính thẩm mỹ cho khuôn mặt, cải thiện khả năng phát âm.

Cầu sứ được làm bằng chất liệu sứ, gồm trụ cầu và nhịp cầu. Trụ cầu là các trụ Implant hoặc răng trên cung hàm, nâng đỡ các mão sứ bên trên. Còn nhịp cầu là những mão sứ dính liền vào nhau, ở giữa là răng giả nhằm thay thế cho răng bị mất. Các mão sứ được gắn cố định trên các răng trụ, sẽ giúp lấp đầy các khoảng trống mất răng.

Cầu răng sứ giúp khôi phục tình trạng mất 1 hoặc 1 vài răng
Cầu răng sứ giúp khôi phục tình trạng mất 1 hoặc 1 vài răng

Ưu nhược điểm của phương pháp cầu răng sứ

Tuy không ưu việt bằng phương pháp trồng răng Implant nhưng phương pháp cầu răng sứ cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo để đưa ra quyết định:

Ưu điểm của cầu răng sứ

  • Sở hữu hàm răng đều, đẹp: Phương pháp cầu răng sứ giúp phục hồi răng đã mất, mang lại hàm răng đều, đẹp, có tính thẩm mỹ.
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai: Sau khi làm cầu răng sứ thì yên tâm, răng sẽ có độ bền cứng nhất định, việc ăn nhai sẽ thoải mái hơn.
  • Chi phí thấp: Chi phí trồng răng sứ bắc cầu thấp hơn so với giá trồng răng Implant, giảm bớt gánh nặng kinh tế
  • Quy trình thực hiện đơn giản: Thời gian phục hình răng bị mất khá nhanh, chỉ khoảng 2-3 ngày là hoàn thành. Sau khi thực hiện, Cô Chú, Anh Chị không cần tốn thời gian để nghỉ ngơi lâu chờ phục hồi.
Làm cầu răng sứ giúp việc ăn nhai dễ dàng hơn
Làm cầu răng sứ giúp việc ăn nhai dễ dàng hơn

Nhược điểm của cầu răng sứ

  • Hạn chế trường hợp thực hiện: Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi cho những trường hợp mất 1 hoặc 1 vài răng, không dành cho trường hợp mất răng toàn hàm. Vì khi làm cầu răng sứ phải mài những răng chắc khỏe bên cạnh để làm trụ cầu – điểm tựa cho các răng đã mất.
  • Có nguy cơ mất thêm răng thật: Trong quá trình trồng răng cầu sứ, bác sĩ phải mài thêm một số răng thật, điều này khiến răng bị mất đi lớp men răng bảo vệ. Trong quá trình ăn uống, dần dần những chiếc răng này sẽ dễ bị tổn thương, sâu răng hay viêm nhiễm dẫn đến mất răng.
  • Không ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm: Phương pháp làm răng cầu sứ không thể phục hồi chân răng vì lực nâng đỡ là từ răng bên cạnh để gắn mão răng sứ vào vị trí mất răng. Vì thế, sau một thời gian, tình trạng tiêu xương hàm sẽ xảy ra dẫn đến răng bị xô lệch, hở gãy cầu sứ hoặc lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai
  • Tuổi thọ ngắn: Sau một thời gian ăn nhai, lực nhai lớn sẽ khiến những chiếc răng bị mài làm trụ sẽ yếu đi, lung lay. Vì thế, phải thay thế răng chịu lực ăn nhai cũng như cầu răng mới. Trung bình, tuổi thọ của cầu răng sứ chỉ từ 7-10 năm nếu được chăm sóc và vệ sinh cẩn thận.
Làm cầu răng sứ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm
Làm cầu răng sứ không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm

Các loại cầu răng sứ chất lượng cao và phổ biến trên thị trường

Kỹ thuật nha khoa ngày càng phát triển và đa dạng nên rất có nhiều loại cầu răng sứ chất lượng cao. Các Bác sĩ sẽ tư vấn cho Cô Chú, Anh Chị loại cầu răng phù hợp với tình trạng răng miệng

Cầu răng sứ truyền thống

Đây là loại cầu răng sứ khá phổ biến hiện nay. Cầu răng sứ truyền thống cần những răng thật khỏe mạnh để làm trụ đỡ cho răng bị mất và chịu tải của nhịp cầu răng. Tuy nhiên, khi làm cầu răng sứ này cần phải mài răng, khi men răng mất sẽ khiến răng bị yếu đi. Trong quá trình ăn nhai sẽ bị oxy hóa, lâu dần sẽ bị hư hại, mất răng.

Cầu răng sứ truyền thống được sử dụng khá phổ biến
Cầu răng sứ truyền thống được sử dụng khá phổ biến

Cầu răng sứ cánh dán

Cầu sứ cánh dán có cấu tạo là răng giả làm từ sứ và cánh dán nằm hai bên. Phương pháp này chi phí thấp, không cần phải mài răng nên bảo tồn được răng thật. Còn nhược điểm là tuổi thọ không cao, khả năng ăn nhai yếu.

Cầu răng sứ cánh dán có tuổi thọ thấp
Cầu răng sứ cánh dán có tuổi thọ thấp

Cầu răng sứ đèo (cầu răng với)

Cầu răng sứ đèo chỉ sử dụng 1 răng đỡ nhiều cầu răng nên phù hợp với những trường hợp chỉ bị mất 1 răng, và không cần phải mài quá nhiều răng thật. Phương pháp này cần phải có sự tính toán tỉ mỉ để lực nhai được phân bổ, tránh 1 răng phải chịu quá nhiều lực.

Cầu răng sứ đèo phù hợp với trường hợp mất 1 răng
Cầu răng sứ đèo phù hợp với trường hợp mất 1 răng

Cầu răng sứ được làm từ vật liệu gì?

Hiện nay, cầu răng sứ được làm từ 2 vật liệu chính:

  • Cầu răng toàn sứ: Loại cầu răng này được làm từ sứ 100%, có nhiều ưu điểm như khả năng ăn nhai tốt, mang lại giá trị thẩm mỹ cao.
  • Cầu răng sứ kim loại: Loại cầu răng này có khung sườn bên trong làm từ kim loại (phổ biến là Titan, ngoài ra còn có zirconia, cercon, diamond, emax…) và lớp sứ phủ bên ngoài. Cầu răng sứ dạng này cũng mang lại khả năng ăn nhai tốt, tuy nhiên dễ bị đen viền nướu.
Cầu răng sứ thường được làm từ sứ hoặc kim loại
Cầu răng sứ thường được làm từ sứ hoặc kim loại

Mất răng có nên bắc cầu sứ không?

Phương pháp bắc cầu răng sứ chỉ phù hợp với trường hợp mất 1 hoặc vài răng, Nếu trường hợp mất răng nguyên hàm thì nên áp dụng hàm tháo lắp hoặc trồng răng Implant. Ngoài ra còn phải đáp ứng một số điều kiện như:

  • Răng số 7 (răng hàm nằm trước răng khôn) chưa bị mất;
  • Những chiếc răng xung quanh răng bị mất phải chắc khỏe, không bị xô lệch để mài làm cùi răng;
  • Xương hàm của răng bị mất chưa tiêu.

Sau khi khi làm cầu răng sứ, thì quá trình tiêu xương hàm vẫn diễn ra, vùng mô nướu lõm xuống, để lộ khoảng trống giữa nướu và răng giả. Vì thế, giữa cầu răng sứ và Implant thì trồng răng Implant mới là phương án tối ưu hơn.

Nếu không phải mất răng toàn hàm thì có thể bắc cầu răng sứ
Nếu không phải mất răng toàn hàm thì có thể bắc cầu răng sứ

Quy trình làm cầu răng sứ

Để có được cầu răng sứ bền chắc, hoàn hảo thường phải trải qua 4 bước. Từng bước thực hiện đều cần sự tỉ mỉ, chính xác vì rất dễ làm tổn thương răng thật. Cô Chú, Anh Chị có thể tham khảo quy trình làm cầu răng sứ dưới đây:

  • Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và lên kế hoạch điều trị: Bác sĩ sẽ thăm khám, chụp X quang để xem vùng răng bị mất có thể trồng răng sứ bắc cầu không, các răng bên cạnh có đủ điều kiện để mài răng làm trụ không và lên chi tiết kế hoạch điều trị
  • Lấy cao răng – mài cùi răng: Bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng và lấy cao răng sạch sẽ để vô khuẩn trước khi mài cùi răng. Tiếp đến Cô Chú, Anh Chị sẽ được gây tê để chuẩn bị mài cùi răng. Quá trình mài cùi răng sẽ không ảnh hưởng đến răng thật và đủ chắc để giữ được cầu răng sứ ở trên.
  • Lấy dấu răng: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm và chuyển cho bộ phận thiết kế cầu răng sứ. Những thông tin về khung hàm, số lượng răng, vị trí răng bị mất, màu sắc răng,… sẽ được ghi lại cẩn thận để việc chế tác mão sứ được hoàn chỉnh nhất, không có bất kì sai sót nào.

    Lấy cao răng là bước quan trọng trước khi làm cầu răng sứ
    Lấy cao răng là bước quan trọng trước khi làm cầu răng sứ
  • Hoàn tất cầu răng sứ: Đây là bước hoàn tất cầu răng sứ, bác sĩ sẽ gắn cầu răng sứ lên các cùi răng đã mài, mọi thao tác sẽ diễn ra một cách tỉ mỉ, chi tiết để đảm bảo khớp cắn, độ sát khít giúp cho việc ăn nhai dễ dàng, mang lại tính thẩm mỹ cao.
Bước này Bác sĩ tiến hành gắn cầu răng sứ lên các cùi răng
Bước này Bác sĩ tiến hành gắn cầu răng sứ lên các cùi răng

Những lưu ý khi trồng cầu răng sứ

Khi trồng cầu răng sứ để kéo dài được thời gian sử dụng và mang lại giá trị thẩm mỹ cao thì Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý những điều dưới đây:

Chi phí làm cầu răng

Khi trồng răng cầu sứ Cô Chú, Anh Chị cũng nên quan tâm đến chi phí, điều này phụ thuộc vào số lượng răng bị mất, chất liệu của cầu răng sứ… Mất nhiều răng thì chi phí sẽ cao hơn mất chỉ 1 vài răng. Giá của mão sứ dao động từ 2,5 triệu đến 7 triệu đồng tùy theo chất liệu sứ.

Chi phí làm cầu răng sứ thấp hơn so với trồng Implant nhưng do thời gian sử dụng ngắn nên phải làm đi làm lại nhiều lần gây phát sinh chi phí.

Giữ gìn sức khỏe răng miệng

Trước khi trồng răng sứ, Cô Chú, Anh Chị cần giữ cho răng luôn khỏe mạnh để quá trình trồng cầu răng sứ nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nếu như mắc sâu răng nặng, viêm nha chu, viêm nướu,… thì phải chữa khỏi rồi mới thực hiện.

Còn nếu Cô Chú, Anh Chị mắc các bệnh lý toàn thân như huyết áp, tim mạch, tiểu đường,… thì phải theo dõi sức khỏe thường xuyên. Các chỉ số phải về mức an toàn mới tiến hành làm cầu răng sứ được.

Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín

Việc chọn lựa Nha khoa để răng cầu sứ khá quan trọng. Hãy chọn Nha khoa uy tín, trang thiết bị hiện đại, chính hãng, đặc biệt là có đội ngũ Bác sĩ chuyên môn, tay nghề cao để điều trị một cách chính xác, tỉ mỉ, không để lại biến chứng.

Đồng thời phải lưu ý đến chất liệu của răng sứ, nên chọn chất liệu cao cấp như Cercon, Zirconia, Lava, Emax… để mang lại hiệu quả phục hình cao.

Lựa chọn Nha khoa, bác sĩ vô cùng quan trọng khi làm cầu răng sứ
Lựa chọn Nha khoa, bác sĩ vô cùng quan trọng khi làm cầu răng sứ

Lưu ý khi ăn uống

Sau khi làm cầu răng sứ thì sau khoảng 30 – 60 phút mới nên ăn uống và chỉ nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, nguội để răng không chịu lực tác động lớn. Nên uống nhiều nước lọc để làm giảm cảm giác ê buốt, loại bỏ mùi hôi và vi khuẩn tránh tình trạng viêm nhiễm răng miệng.

Sử dụng những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều canxi như sữa, cá, phomat, trứng, thịt, rau xanh, sữa… để răng được khỏe mạnh hơn.

Bài viết trên đây giúp Cô Chú, Anh Chị có thêm kiến thức về phương pháp làm cầu răng sứ, hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của phương pháp này. Để biết thêm thông tin mới thì hãy theo dõi trang Kiến Thức Răng Miệng ngay hôm nay nhé.

button-appointment
button-zalo
button-home
button-map

TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỒNG RĂNG
IMPLANT PHÙ HỢP CHO TỪNG CÁ NHÂN

Kế hoạch điều trị mất răng cá nhân hóa với Bác sĩ chuyên
sâu implant tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí điều trị

Cô Chú, Anh Chị để lại thông tin, Trợ lý bác sĩ sẽ liên lạc lại sau 5 phút