Bọc răng sứ được sử dụng không chỉ giúp phục hình răng nhiều khuyết điểm như lệch lạc, răng hô, răng ố vàng mà còn phục hồi răng đã mất trên hàm. Vậy, phương pháp trồng răng sứ sẽ được thực hiện như thế nào và có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng Kiến Thức Răng Miệng tìm hiểu qua bài viết này!
Mục Lục Nội Dung
ToggleBọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ hay trồng răng sứ là kỹ thuật sử dụng trong Nha khoa nhằm mục đích phục hình thẩm mỹ cho những răng có nhiều khuyết điểm như sứt, nứt răng, ố vàng. Đồng thời, kỹ thuật này cũng giúp phục hồi các răng đã mất trên hàm bởi nhiều lý do khác nhau.
Sau khi làm răng thẩm mỹ, Cô Chú, Anh Chị sở hữu hàm răng trắng sáng, mang lại tính thẩm mỹ cao, thoải mái tự tin khi giao tiếp. Bên cạnh đó, quá trình ăn nhai thuận tiện hơn, hạn chế tình trạng dính mắc thức ăn do mất răng, răng sứt mẻ gây nên.
Răng sứ được làm từ vật liệu gì?
Nhiều Cô Chú, Anh Chị cho rằng Mão sứ được làm từ 100% sứ nguyên chất. Tuy nhiên, trên thực tế, mỗi chiếc răng sứ có thể được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau, được chia thành 2 nhóm chính là vật liệu kim loại và vật liệu thẩm mỹ.
- Vật liệu kim loại: Vật liệu kim loại được sử dụng để chế tạo răng sứ là những kim loại an toàn, lành tính đối với sức khỏe con người như hợp kim Crom-Coban, Titan và các kim loại quý. Ưu điểm khi sử dụng vật liệu kim loại trong chế tạo răng sứ là gia tăng khả năng chịu lực của răng, chi phí thấp, độ bền tốt.
- Vật liệu thẩm mỹ: Có nhiều dòng sứ khác nhau được sử dụng để chế tạo răng sứ như zirconia, ceramill… Sứ có màu sắc, độ trong tương tự như răng thật, mang tới vẻ đẹp tự nhiên. Các dòng sứ có thể kết hợp với nhau giúp tạo nên chiếc răng có độ bền cao, khả năng chịu lực vượt trội.
Cấu trúc của răng sứ (cấu tạo)
Cấu tạo của các dòng răng sứ hiện nay gồm 2 lớp là khung sườn và lớp vỏ bọc bên ngoài.
- Lớp khung sườn răng: Đây là lớp ôm sát vào cùi răng thật có thể được chế tạo bởi nhiều vật liệu khác nhau. Dựa vào vật liệu được sử dụng để chế tạo nên lớp này, các chuyên gia chia răng sứ thành 4 nhóm khác nhau là răng sứ kim loại thường, răng sứ titan, răng sứ kim loại quý và răng toàn sứ.
- Lớp vỏ bọc bên ngoài: Đây là lớp quyết định tính thẩm mỹ của răng, được chế tạo từ các dòng sứ cao cấp, tuyệt đối an toàn với sức khỏe người dùng. Các lớp sứ được quét chồng lên nhau đảm bảo đúng hình dạng của răng cần phục hình. Màu sắc sứ được điều chỉnh đảm bảo màu sắc tự nhiên tương tự như răng thật.
Đặc điểm nổi bật của phương pháp làm răng sứ
Đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp làm răng sứ là mang lại hàm răng trắng sáng, nụ cười tự tin cho khách hàng. Đồng thời, bọc răng sứ còn giúp Cô Chú, Anh Chị có hàm răng chắc khỏe để ăn nhai tốt hơn, bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.
- Bọc răng sứ giúp phục hồi thẩm mỹ răng
- Trồng răng sứ giúp khôi phục khả năng ăn nhai
- Răng sứ có độ bền tốt
- Thời gian điều trị nhanh chóng
- Dễ dàng vệ sinh
Bọc răng sứ giúp phục hồi thẩm mỹ răng
Răng sứ được chế tạo với màu sắc và kích thước tương tự như răng thật, khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm về màu sắc của răng như răng bị ố vàng, không đều màu, kích thước răng to nhỏ khác nhau. Cô Chú, Anh Chị sau khi trồng răng sứ có được hàm răng đều đặn, trắng sáng, nụ cười tự tin khi giao tiếp.
Trồng răng sứ giúp khôi phục khả năng ăn nhai
Sau khi bọc răng sứ, khớp cắn và bề mặt răng đã hoàn chỉnh đảm bảo quá trình ăn nhai diễn ra thuận lợi. Cô Chú, Anh Chị bị mất răng không còn cảm giác trống trong hàm, thức ăn được nghiền nát dễ dàng hơn, không còn tình trạng phải kiêng khem nhiều món ăn dai cứng. Đồng thời, thức ăn được nghiền nhỏ sẽ đảm bảo việc hấp thụ dinh dưỡng trong đường ruột dễ dàng nhất.
Răng sứ có độ bền tốt
Răng sau khi được bọc sứ gia tăng thêm khả năng chịu lực, có độ bền cao. Độ bền của răng sứ phụ thuộc vào vật liệu chế tạo: răng sứ kim loại thường có tuổi thọ từ 3 – 5 năm, răng toàn sứ có tuổi thọ tốt hơn, từ 7 – 15 năm nếu được chăm sóc kỹ lưỡng. Cô Chú, Anh Chị có thể an tâm sử dụng răng sứ lâu dài.
Thời gian điều trị nhanh chóng
Quy trinh làm răng sứ thông thường diễn ra từ 5 – 7 ngày. Cô Chú, Anh Chị không phải chờ đợi quá lâu để có được hàm răng như mong muốn. Những trường hợp răng thật cần điều trị bệnh lý, thời gian thực hiện sẽ kéo dài hơn phụ thuộc vào mức độ bệnh đang gặp phải. Do đó, Cô Chú, Anh Chị trồng răng sứ càng sớm giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Dễ dàng vệ sinh
Hàm răng sau khi được phục hình hoàn chỉnh sẽ hạn chế tình trạng dính mắc thức ăn ở kẽ răng. Cô Chú, Anh Chị vệ sinh răng miệng thuận tiện tương tự như răng thật. Trong quá trình vệ sinh nên kết hợp sử dụng chỉ nha, tăm nước cùng chải răng giúp làm sạch răng hiệu quả nhất.
Nhược điểm khi bọc răng sứ
Bên cạnh nhiều đặc điểm nổi trội thì bọc răng sứ còn tồn tại một số nhược điểm nếu Cô Chú, Anh Chị thực hiện tại Nha khoa kém uy tín như:
- Răng thật bị xâm lấn
- Răng kém nhạy cảm
- Chi phí cao.
Răng thật bị xâm lấn
Răng thật bị xâm lấn là nhược điểm lớn nhất của kỹ thuật trồng răng sứ hiện nay. Trong quá trình bọc răng sứ, Bác sĩ phải thực hiện mài một phần cùi răng thật. Thao tác này sẽ tác động đến cấu trúc của răng gây ra những ảnh hưởng như:
- Răng bị ê buốt trong quá trình điều trị. Nếu Bác sĩ có tay nghề kém, ít kinh nghiệm thì sau khi trồng răng sứ hoàn tất, Cô Chú, Anh Chị vẫn cảm thấy răng ê buốt khó chịu.
- Có thể làm thay đổi cấu trúc khớp cắn, gây ra rối loạn khớp thái dương hàm
- Nếu răng thật bị mài quá sâu sẽ gây ảnh hưởng tới tủy răng, thậm chí là gây viêm tủy.
Răng kém nhạy cảm
Mài răng không đúng kỹ thuật hoặc ở những Cô Chú, Anh Chị có cơ địa răng nhạy cảm, việc mài cùi răng sẽ kiểm cảm giác ở răng giảm dần. Các phản ứng của răng trước đồ ăn, nước uống, nhiệt độ giảm bớt. Điều này gây cản trở việc ăn nhai, thậm chí gây nên tình trạng biếng ăn ở Cô Chú, Anh Chị trung niên, người cao tuổi.
Chi phí trồng răng sứ khá cao
Chi phí bọc răng sứ phụ thuộc chủ yếu vào loại răng được sử dụng. Răng sứ kim loại thường có chi phí từ 1 – 2.5 triệu đồng/ răng. Chi phí cho răng sứ kim loại quý, răng toàn sứ giao động từ 4 – 12 triệu đồng/ răng.
Ngoài ra, nếu Cô Chú, Anh Chị phải điều trị bệnh lý của răng thật trước khi trồng răng sứ, chi phí còn cao hơn tùy vào mức độ của bệnh. Một khi răng sứ bị hư hại thì phải bỏ đi và thực hiện phục hồi như ban đầu. Do đó, nhiều Cô Chú, Anh Chị gặp khó khăn trong quá trình trồng răng sứ.
Các phương pháp làm răng sứ hiện nay
Kỹ thuật bọc răng sứ ngày càng được cải tiến và tối ưu với nhiều phương pháp hiện đại, được sử dụng riêng cho từng trường hợp khác nhau. Có 3 phương pháp làm răng sứ được sử dụng phổ biến là cầu răng sứ, cầu răng sứ cánh dán và cầu răng sứ nhảy.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ còn được gọi là trồng răng bắc cầu được sử dụng để khôi phục 1 hay nhiều răng ở riêng lẻ hoặc liền kề nhau. Ở kỹ thuật này, răng được phục hình dựa trên cơ chế sử dụng răng ở 2 bên cạnh nó làm trụ đỡ để chụp một cầu sứ lên trên. Mỗi cầu răng sứ có ít nhất 3 mão sứ gắn liền nhau, 2 mão sứ ở ngoài cùng có nhiệm vụ làm trụ đỡ cho cả cầu răng.
Cầu răng sứ cánh dán
Cầu răng sứ cánh dán được phát triển dựa trên cầu răng sứ truyền thống. Ưu điểm nổi bật nhất của phương pháp này là giúp bảo tồn răng thật với quá trình điều trị không mài răng.
Cầu răng sứ cánh dán thường được sử dụng để phục hình tại vùng răng cửa. Mỗi cầu răng bao gồm 1 mão răng giả và dải kim loại là cánh dán. Cánh dán được cố định vào các răng bên cạnh bằng xi măng nha khoa. Do đó, để thực hiện phương pháp này, Cô Chú, Anh Chị cần đảm bảo răng làm trụ khỏe mạnh.
Cầu răng sứ nhảy
Cầu răng sứ nhảy giúp phục hình răng chỉ với 2 mão sứ, được sử dụng chủ yếu cho vùng răng cửa, răng bên bởi những vị trí này không phải dùng lực cắn lớn. Trụ đỡ của cầu răng chỉ có 1 nên hạn chế tình trạng mài răng trên hàm. Với những trường hợp không phục hình được bằng cầu răng sứ cánh dán, Cô Chú, Anh Chị có thể lựa chọn phương pháp này để bảo vệ răng thật trên hàm.
Những ai nên trồng răng sứ?
Trồng răng sứ phục hồi răng đã mất hay phục hình răng có khuyết điểm là điều cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Nếu Cô Chú, Anh Chị gặp phải một trong những trường hợp sau, hãy tới Nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn điều trị:
- Trường hợp răng bị mất đơn lẻ hoặc liền kề trên hàm: Tại mỗi khu vực răng có nhiệm vụ riêng biệt: răng cửa và răng nanh xé thức ăn, đảm bảo tính thẩm mỹ; răng hàm nghiền nhỏ thức ăn trước khi vào dạ dày. Do đó, việc thiếu sót răng tại bất kỳ vị trí nào đều gây ra khó khăn trong quá trình ăn nhai, lâu dài ảnh hưởng tới hoạt động của cả hệ tiêu hóa.
- Trường hợp thiếu răng bẩm sinh: trên hàm xuất hiện khoảng trống gây khó khăn khi ăn nhai, thậm chí khiến giọng nói khó nghe, phát âm không rõ chữ.
- Răng bị sâu nặng: không thể điều trị bằng phương pháp trám răng cần bọc ngay lập tức để bảo tồn chân răng thật, ngăn chặn sự lây lan của khi khuẩn.
- Răng bị mẻ, nứt do chấn thương, tai nạn: cần bọc sớm để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong răng dẫn tới tổn thương ngà răng, tủy răng.
Quy trình lắp răng sứ tại các nha khoa hiện nay
Các Nha khoa uy tín hiện nay đều có quy trình bọc răng sứ rõ ràng, thể hiện từng công việc cụ thể trong mỗi bước. Quy trình lắp răng sứ bao gồm 5 bước sau:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát
- Bước 2: Vệ sinh răng miệng
- Bước 3: Mài răng
- Bước 4: Lấy dấu răng
- Bước 5: Gắn răng giả
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Bác sĩ thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, thực hiện xét nghiệm máu, chụp phim răng để xác định tình trạng sức khỏe của khách hàng. Sau khi có được các chỉ số sức khỏe, Bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp riêng với từng Cô Chú, Anh Chị.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng
Sau khi thống nhất với phương án điều trị, Bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khoang miệng trước khi mài cùi răng. Thời gian của bước này có thể kéo dài trong 30 phút nhưng cũng có thể là 3 – 5 ngày tùy vào tình trạng răng miệng của Cô Chú, Anh Chị. Khoang miệng cần được làm sạch để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào cùi răng trong quá trình mài.
Bước 3: Mài cùi răng
Sau khi khoang miệng được vệ sinh sạch sẽ, Bác sĩ tiến hành mài cùi răng theo tỷ lệ đã được tính toán trước đó. Mỗi Cô Chú, Anh Chị có tỷ lệ mài khác nhau, dựa vào cấu trúc răng của từng người. Thao tác mài cần nhẹ nhàng, tỉ mỉ nhằm hạn chế ê buốt, đau nhức răng.
Bước 4: Lấy dấu răng
Răng sau khi được mài thành công, Bác sĩ tiến hành lấy dấu răng. Hiện nay, nhiều Nha khoa đã ứng dụng công nghệ lấy dấu răng 3D hiện đại giúp có được kích thước và màu sắc răng chính xác. Các chỉ số sau khi có sẽ được chuyển qua phòng Labo để chế tạo răng giả.
Bước 5: Gắn răng giả
Răng giả được chế tạo trong vong 24 giờ sau khi có thông tin, Bác sĩ nhận răng và gắn mão sứ lên trên cùi răng đã mài. Mão sứ được điều trị để đảm bảo sát khí với răng thật, không gây nên cộm cứng khi sử dụng. Sau khi gắn răng thành công, Bác sĩ vệ sinh lại khoang miệng, tư vấn cách ăn uống, chăm sóc răng và hẹn lịch tái khám với từng Cô Chú, Anh Chị.
Bọc răng sứ mất bao lâu
Thời gian bọc răng sứ thông thường mất từ 5 – 7 ngày. Tuy nhiên, với nhiều Cô Chú, Anh Chị có bệnh lý răng miệng, thời gian để bọc răng sứ sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh tình trạng sức khỏe thì số lượng răng cần điều trị cũng ảnh hưởng tới thời gian làm răng sứ.
- Trường hợp Cô Chú, Anh Chị làm từ 1 – 3 răng, thời gian điều trị thông thường từ 5 – 7 ngày.
- Trường hợp Cô Chú, Anh Chị cần bọc nhiều hơn, thời gian điều trị kéo dài từ 7 – 10 ngày. Để tiết kiệm thời gian bọc răng sứ, Cô Chú, Anh Chị nên đặt lịch thăm khám với Nha khoa và nên đi bọc ngay nếu thấy răng có vấn đề bệnh lý, thẩm mỹ.
Trồng răng sứ có đau không?
Quá trình trồng răng sứ tại Nha khoa uy tín không gây nên đau nhức hay ê buốt khó chịu. Vùng răng cần phục hồi đều được gây tê giúp Cô Chú, Anh Chị cảm thấy an tâm trong suốt quá trình điều trị.
Trong khoảng 3 ngày đầu sau khi bọc răng sứ, Cô Chú, Anh Chị có thể thấy ê nhẹ thì đây là hiện tượng bình thường. Cơn ê răng sẽ hết sau khoảng 3 – 5 ngày, Cô Chú, Anh Chị có thể thoải mái hơn trong ăn uống, sinh hoạt.
Bọc răng sứ cần lưu ý những điều gì?
Để quá trình bọc răng sứ diễn ra nhẹ nhàng, răng có tuổi thọ cao, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý những điều sau:
- Tìm hiểu kỹ về chất liệu răng sứ: Cô Chú, Anh Chị nên tìm hiểu kỹ về vật liệu chế tạo nên từng dòng răng sứ để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất, ưu tiên lựa chọn răng toàn sứ có độ bền cao, an toàn sức khỏe và tính thẩm mỹ vượt trội.
- Giữ vệ sinh răng miệng: Trước khi trồng răng sứ, sức khỏe răng miệng cần được đảm bảo tốt nhất, hạn chế mắc bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, …Việc mắc bệnh lý về răng, nướu không chỉ kéo dài thời gian điều trị mà còn gây tốn thêm nhiều chi phí.
- Lựa chọn Nha khoa uy tín: Nha khoa uy tín đảm bảo môi trường bọc răng sứ vô trùng, có nhiều trang thiết bị hiện đại hỗ trợ. Đồng thời, răng sứ có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo sức khỏe cho Cô Chú, Anh Chị trong quá trình sử dụng.
- Bác sĩ điều trị tay nghề cao: Bác sĩ điều trị có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm sẽ tư vấn trồng răng sứ phù hợp đối với từng khách hàng. Thao tác mài cùi răng, gắn lắp răng sứ chuẩn xác giúp đảm bảo độ bền chắc của răng, hạn chế những rủi ro sau khi bọc răng sứ.
- Tuân thủ lời chỉ dẫn của Bác sĩ: Sau khi trồng răng sứ thành công, Bác sĩ đưa ra những lời khuyên về chế độ ăn, cách vệ sinh răng miệng. Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ tuyệt đối để có được hàm răng sứ bền chắc, khỏe mạnh.
- Thăm khám định kỳ: Cô Chú, Anh Chị cần tới Nha khoa thăm khám định kỳ theo lịch Bác sĩ đã chỉ định. Trường hợp thấy những dấu hiệu bất thường, Cô Chú, Anh Chị cần thông báo ngay cho Bác sĩ để được thăm khám và khắc phục sớm nhất.
Giá trồng răng sứ trên thị trường hiện nay
Giá trồng răng sứ trên thị trường hiện nay khá đa dạng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như địa chỉ và sự uy tín của Nha khoa, công nghệ điều trị đang sử dụng, Bác sĩ điều trị, chất liệu cấu tạo nên răng sứ. Do đó, giá bọc răng sứ tại mỗi Nha khoa có thể chênh lệch từ vài trăm đến 1 – 2 triệu đồng/ răng.
Chi phí trung bình của các dòng răng sứ phổ biến hiện nay cụ thể như:
Loại răng | Giá thành |
Răng sứ kim loại thường | 1 – 2,5 triệu/ răng |
Răng sứ kim loại quý | 5 – 7 triệu/ răng |
Răng sứ Zirconia | 4,5 – 6.5 triệu/ răng |
Răng sứ Cercon | 5 – 8 triệu/ răng |
Răng sứ Ceramill | 7 – 10 triệu/ răng |
Trên đây là những kiến thức về Bọc răng sứ đã được Kiến Thức Răng Miệng tổng hợp từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước. Mong răng những kiến thức này sẽ giúp ích cho Cô Chú, Anh Chị trong quá trình tìm hiều về phương pháp trồng răng sứ. Để biết thêm những kiến thức mới nhất bạn hãy bấm theo dõi website Kiến Thức Răng Miệng ngay hôm nay nhé!