Tiêu xương hàm là tình trạng nguy hiểm, nguy cơ lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến ăn nhai. Vì thế trồng răng Implant khi bị tiêu xương là điều hết sức cần thiết.
Mục Lục Nội Dung
ToggleNguyên nhân tiêu xương hàm
Phần xương ổ răng dễ bị vi khuẩn tác động vì cấu tạo của chúng chỉ là những tổ chức muối khoáng sinh học, độ cứng chắc không cao dẫn đến hiện tượng tiêu xương hàm dần dần. Dưới đây là những nguyên nhân tiêu xương hàm thường gặp.
Mất răng gây tiêu xương
Mất răng là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng tiêu xương hàm. Bình thường, xương hàm bám cứng chắc do áp lực kích thích được truyền từ chân răng thông qua việc ăn nhai. Sau khi mất răng, xương hàm sẽ nghiêng về phía răng thật đã mất, phần lực kích thích xương hàm cũng không còn khiến cho mật độ xương mỏng và xốp hơn, dễ bị tiêu biến.
Tiêu xương do viêm nha chu
Viêm nha chu là tình trạng nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy, gây chảy máu chân răng, đau nhức kéo dài. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời thì phần nướu sẽ tụt xuống, không thể bám vào chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Lâu dần các túi nha chu sẽ xuất hiện, phá huỷ xương ổ răng, tiêu xương hàm và mất răng.
Do chấn thương
Trong quá trình sinh hoạt sẽ không thể tránh được những tai nạn, va chạm mạnh dẫn đến chấn thương vùng mặt. Những tình trạng này sẽ khiến răng bị tổn thương, mất răng và dẫn đến tiêu xương hàm.
Một số lý do khác
Nguyên nhân gây mất răng có thể là do tuổi tác gây nên tình trạng lão hóa răng, thay đổi hormone. Ngoài ra cũng có thể do các yếu tố khác tác động như dùng thuốc kháng sinh, mắc các bệnh về rối loạn, di truyền hay sử dụng thuốc lá, rượu bia quá nhiều… cũng là tác nhân góp phần gây ra tình trạng tiêu ổ xương răng.
Tác hại của tiêu xương hàm
Sau khi mất răng tình trạng tiêu xương hàm sẽ không xảy ra liền mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng cũng như tính thẩm mỹ của gương mặt:
- Sai lệch khớp cắn: Khi bị mất răng trong một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng các răng sẽ mọc lệch về phía khoảng trống gây lệch khớp cắn. Các răng này do dịch chuyển và đảm nhận nhiều chức năng nên khả năng ăn nhai cũng dần yếu đi, dễ bị lung lay và có nguy cơ gãy rụng.
- Tụt nướu: Khi bị tiêu xương hàm thì phần xương còn lại sẽ không có khả năng nâng đỡ nướu dẫn đến tình trạng tụt nướu. Khi bờ nướu tụt, chân răng sẽ bắt đầu lộ ra khiến cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Biến dạng gương mặt: Tình trạng tiêu xương hàm khiến xương hàm dưới và hàm trên bị chênh lệch, hàm dưới bị thụt sâu vào. Bên cạnh đó còn gây ra tình trạng má hóp, da nhăn nheo, chảy xệ kém thẩm mỹ khiến người bị tiêu xương hàm già trước tuổi rất nhiều.
- Khó phục hình răng mới: Tiêu xương hàm khiến vị trí răng mất bị lõm sâu, các răng bên cạnh di chuyển chồng chéo lên nhau sẽ gây nhiều khó khăn trong việc khôi phục răng sau này.
Tại sao tiêu xương hàm nên trồng răng Implant?
Khi bị tiêu xương hàm thì giải pháp hoàn hảo nhất chính là trồng răng Implant để phục hình răng, mang lại khả năng ăn nhai như răng thật và đặc biệt là có độ thẩm mỹ cao.
Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng tối ưu, sử dụng trụ Implant thay thế cho chân răng đã mất. Trụ Implant làm bằng Titanium nguyên chất sẽ tích hợp vững chắc với xương hàm, khôi phục lại khả năng ăn nhai từ răng Implant. Dưới tác động của việc ăn nhai hàng ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng tiêu xương.
Nếu xương hàm tiêu ít thì bác sĩ vẫn có thể cấy trụ Implant để trụ Implant tích hợp với cơ thể. Còn khi xương hàm bị tiêu nhiều, phải tiến hành cấy ghép xương, nâng xoang mới đủ điều kiện nâng đỡ cho trụ Implant.
Trường hợp cần ghép xương trong cấy ghép Implant?
Ghép xương răng được các bác sĩ đánh giá là một kỹ thuật phức tạp trong quy trình trồng răng Implant. Tùy từng trường hợp Bác sĩ sẽ chỉ định ghép xương để trồng răng Implant, ngăn ngừa biến chứng tiêu xương hàm,… Dưới đây là những trường hợp cần ghép xương trong cấy ghép Implant:
Ghép xương trước khi cấy ghép Implant: Ghép xương cần thực hiện trước khi cấy ghép Implant từ 9 – 12 tháng, thời gian này sẽ đủ để vùng xương được cấy ghép ổn định. Để cấy ghép Implant hiệu quả, không đau, khả năng tích hợp trụ Implant nhanh chóng thì mật độ và diện tích xương hàm phải đủ tỷ lệ. Trường hợp chất lượng xương hàm bị mỏng, yếu do bẩm sinh, hoặc bị tổn thương do va chạm mạnh thì phải phẫu thuật ghép xương.
Khi bị mất răng trong một thời gian dài khiến xương hàm bị tiêu hủy quá nhiều, không đủ điều kiện để tiến hành đặt trụ implant. Lúc này cần tiến hành ghép xương sẽ giúp việc cắm Implant an toàn và hiệu quả hơn.
Ghép xương trong cấy Implant sẽ làm đầy xương hàm, đảm bảo mật độ và chất lượng xương đạt chuẩn, cứng chắc giúp cho quá trình cấy ghép Implant dễ dàng, nhanh chóng hơn, tránh những biến chứng không đáng có. Trường hợp xương hàm mỏng, yếu, bị tiêu biến, suy giảm về mật độ, số lượng và thể tích nhưng không được ghép xương sẽ khiến trụ Implant không gắn chặt vào xương hàm, dễ bị lung lay, bị đào thải sau một thời gian ngắn.
Điều trị tiêu xương hàm bao lâu thì lành?
Hiện tại, các bác sĩ điều trị tiêu xương hàm bằng phương pháp ghép xương răng. Vậy điều trị tiêu xương hàm bao lâu thì lành? Thời gian lành thương của mỗi người sẽ khác nhau, tùy vào cơ địa của mỗi người. Trung bình mất khoảng 2-6 tháng để xương hàm lành hẳn, sau đó các bác sĩ mới lên kế hoạch điều trị cho bước tiếp theo.
Sau khi ghép xương trồng răng Implant có đau không?
Trong suốt quá trình ghép xương, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn, khó chịu vì đã được bác sĩ sẽ gây tê cục bộ. Tuy nhiên, khi ghép xương phải xâm lấn vào trong nướu, khoan lỗ trên xương nên sau khi hết thuốc tê sẽ có cảm giác hơi ê nhức.
Sau khi ghép xương trồng răng Implant có đau không? Câu trả lời là không. Việc trồng răng Implant vẫn diễn ra bình thường, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm đau, kháng sinh, kết hợp với việc chườm đá, chườm nóng,… nên việc ê nhức sẽ giảm đến mức thấp nhất.
Cần lưu ý sau khi trồng răng implant
Lưu ý sau khi trồng răng Implant để hạn chế các biến chứng và kéo dài tuổi thọ răng Implant cần chú ý những điều dưới đây:
- Ăn uống khoa học, hợp lí, đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh ăn đồ quá nóng, quá lạnh, nhiều gia vị mà chỉ ăn đồ mềm, lỏng, nguội… tránh tổn thương vùng phẫu thuật.
- Không sử dụng thuốc lá cũng như các chất kích thích khiến quá trình lành thương diễn ra chậm hơn bình thường.
- Tránh vận động mạnh sau khi phẫu thuật cấy ghép Implant vì khi hoạt động mạnh và liên tục có thể làm tổn thương đến vùng cấy ghép, khiến cho Implant bị lung lay.
- Vệ sinh răng miệng cẩn thận bằng bàn chải lông mềm kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa. Tránh đánh răng trực tiếp vào vùng răng vừa cấy ghép.
- Nên đi tái khám đúng hẹn hoặc có bất kì điều gì bất thường cần lập tức đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp.
Những bạn nào có nhu cầu ghép xương khi trồng răng Implant thì cần lưu ý bài viết trên đây. Sẽ không còn lo lắng quá trình ghép xương răng có đau không, bao lâu thì lành. Nếu còn bất kì điều gì thắc mắc, hãy theo dõi trang Kiến Thức Răng Miệng để cập nhật thông tin mới nhất nhé.