Tiêu xương hàm: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tiêu xương hàm là biến chứng thường gặp ở những người bị mất răng lâu ngày và có nguy cơ kéo theo nhiều vấn đề sức khoẻ khác như teo nướu, đau nhức đầu, suy giảm trí nhớ, lão hoá sớm… Vậy tiêu xương hàm là gì? Đâu là cách để phòng ngừa và điều trị tình trạng tiêu xương hàm? 

1. Tiêu xương hàm và nguyên nhân gây tiêu xương hàm

Tiêu xương hàm là tình trạng suy giảm chất lượng và mật độ xương, khiến xương hàm bị teo nhỏ, dẫn đến sự thay đổi cấu trúc khuôn mặt. Tiêu xương hàm thường xảy ra do 2 nguyên nhân sau:

tieu-xuong-ham
Tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày
  • Mất răng: Khi mất răng, xương hàm tại vị trí răng trống mất đi lực nhai tác động, không còn yếu tố kích thích, xương hàm sẽ tiêu biến dần. Theo nghiên cứu, sau 12 tháng đầu, xương hàm sẽ bị tiêu đi khoảng 25%.
  • Viêm nha chu nặng: Viêm nha chu có thể dẫn đến tụt nướu, hở chân răng, khiến xương và các dây chằng vùng chân răng bị tiêu dần.

2. Các dạng tiêu xương hàm do mất răng lâu ngày

Sau khi mất răng, nếu người bệnh không sớm trồng răng, phục hồi răng sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm, cụ thể:

  • Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Độ rộng của xương hàm tại vị trí mất răng sẽ bị thu ngắn lại theo xu hướng thu hẹp khoảng trống mất răng.
  • Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Phần xương hàm bị teo lõm xuống thấp hơn so với vùng xương hàm xung quanh.

Xương hàm bị tiêu biến, thu hẹp và lõm xuống do sự suy giảm mật độ xương

  • Tiêu xương toàn bộ: Khi mất nhiều răng, xương sẽ teo nhỏ lại theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc và có thể nhận thấy từ bên ngoài.
  • Tiêu xương ở xoang: Mất răng hàm trên có thể làm các xoang vùng hàm mặt tăng dần độ rộng và có dấu hiệu tràn xuống.

3. Hậu quả của tình trạng tiêu xương hàm 

Sự tiêu xương sẽ không biểu hiện ngay sau khi mất răng, điều này khiến nhiều người cho rằng điều này không quá nghiêm trọng. Trên thực tế, mất răng có thể gây ra những hệ luỵ lâu dài:

  • Xương hàm bị tiêu biến, vùng nướu không còn được nâng đỡ sẽ bị tụt xuống và nướu sẽ trở nên mỏng dần, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và dễ dàng tấn công vào sâu bên trong xương – răng.
  • Sự thay đổi cấu trúc xương sẽ làm thay đổi hình dáng khuôn mặt, tiêu xương nặng khiến 2 má bị hóp lại, da bắt đầu nhăn nheo, chảy xệ khiến gương mặt bị teo nhỏ và bị lão hoá nhanh hơn.

Tiêu xương răng làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt và đẩy nhanh quá trình lão hoá

  • Các răng trống có xu hướng đổ dồn về vùng xương hàm bị teo nhỏ, dẫn đến xô lệch răng, tăng nguy cơ làm răng lung lay, gãy rụng.
  • Xương hàm và vùng nướu bao quanh bị tiêu biến làm các dây thần kinh tiến gần niêm mạc hơn, dễ bị tác động gây đau khớp thái dương hàm, mỏi cơ, đau nhức đầu, suy giảm trí nhớ…

4. Cách khắc phục tình trạng tiêu xương hàm

Tình trạng tiêu xương nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc phục hồi răng về sau. Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên sớm tiến hành các biện pháp trồng răng giả để bảo vệ xương hàm sau khi mất răng.

Trồng răng Implant là giải pháp an toàn, hiệu quả giúp khắc phục tình trạng tiêu xương răng

Trồng răng Implant là phương pháp phục hồi răng đã mất tiên tiến nhất hiện nay, răng trồng có độ bền, chắc cao với tuổi thọ trung bình từ 20 năm đến trọn đời nếu được bảo quản tốt. 

Giải pháp Implant có thể áp dụng cho hầu hết các trường hợp mất răng như mất 1 răng, 1 vài răng đến mất răng toàn hàm, kể cả những trường hợp mất răng lâu năm cũng có thể phục hồi hiệu quả.

button-appointment
button-zalo
button-home
button-map

TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỒNG RĂNG
IMPLANT PHÙ HỢP CHO TỪNG CÁ NHÂN

Kế hoạch điều trị mất răng cá nhân hóa với Bác sĩ chuyên
sâu implant tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí điều trị

Cô Chú, Anh Chị để lại thông tin, Trợ lý bác sĩ sẽ liên lạc lại sau 5 phút