Răng số 7 là răng hàm quan trọng đảm nhận chức năng ăn nhai chính. Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân mà răng số 7 bị sâu vỡ. Chiếc răng sâu vỡ sẽ mang đến cảm giác đau khó chịu kéo dài. Cùng Kiến Thức Răng Miệng tìm hiểu cách xử lý khi răng số 7 bị sâu vỡ trong bài viết bên dưới.
Mục Lục Nội Dung
ToggleNguyên nhân răng số 7 bị sâu vỡ
Răng số 7 là răng nằm giữa răng số 6 và số 8. Răng số 7 có cấu tạo phức tạp và kích thước tương đối lớn. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng số 7 bị sâu vỡ như:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Răng số 7 nằm gần trong cùng nên sẽ khó vệ sinh hơn. Răng không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn dư thừa bám trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu ngày răng bị ăn mòn dẫn đến sâu răng.
- Chế độ ăn uống không khoa học: Ăn vặt vào ban đêm, uống nhiều nước ngọt, bánh kẹo làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Thiếu canxi trong thời gian dài làm răng kém chắc khỏe.
- Không làm sạch cao răng định kỳ.
- Tai nạn, va chạm làm răng bị mẻ, nứt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi dẫn đến răng bị sâu vỡ.
- Không khám răng định kỳ dẫn đến phát hiện muộn, tình trạng sâu nghiêm trọng làm răng bị vỡ.
Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến răng số 7 bị sâu vỡ. Tuy răng bền chỉ, có độ cứng chắc nhưng nếu không chăm sóc và để ý phòng ngừa thì răng sẽ gặp phải nguy cơ bị hư hỏng. Nguyên nhân chính là từ sự chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng.
Hậu quả răng số 7 bị sâu vỡ
Răng số 7 có vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn, ảnh hưởng đến khung hàm, thẩm mỹ,… Khi răng số 7 bị sâu vỡ sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một số tác động xấu khi răng bị sâu, vỡ như sau:
Ảnh hưởng khả năng ăn nhai
Khi sâu răng số 7 bị vỡ sẽ dẫn đến khả năng ăn nhai bị suy giảm. Sâu răng gây nên tình trạng đau nhức khó chịu, nhất là khi ăn dẫn đến chán ăn. Thức ăn chưa được nghiền nát kỹ đẩy xuống dạ dày khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, co bóp mạnh hơn. Lâu dài có thể dẫn đến các bệnh dạ dày, ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất dinh dưỡng.
Cơ thể suy nhược
Răng số 7 bị sâu vỡ đi kèm với cảm giác đau nhức thường xuyên khiến tinh thần mệt mỏi, stress,… Việc ăn uống không đảm bảo làm cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém, sụt cân. Khi lỗ sâu mở rộng đến tủy sẽ gây đau nhức dữ dội và nhiều hơn vào ban đêm gây mất ngủ.
Ảnh hưởng răng bên cạnh
Răng số 7 bị sâu vỡ có gây viêm nhiễm lan rộng, gây nên viêm nướu, viêm nha chu làm ảnh hưởng các răng xung quanh. Ổ nhiễm trùng từ chóp răng lan rộng có khả năng gây viêm xương hàm, tiêu xương, phá hủy xương hàm làm xương hàm bị gãy.
Hôi miệng
Viễm nhiễm kéo dài trong khoang miệng sẽ dẫn đến tình trạng mô nướu xung quanh răng sâu đau, sưng viêm. Ổ áp xe có thể hình thành gây nên mùi hôi khó chịu.
Nguy cơ mất răng vĩnh viễn
Răng số 7 bị sâu vỡ nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây viêm tủy, chết tủy, răng lung lay và có nguy cơ rụng răng. Ngoài vỡ, từ vị trí vỡ có khả năng vỡ rộng ra, thân răng đến chân răng có khả năng vỡ thành từng mảnh, răng không thể giữ lại, mất răng vĩnh viễn.
Răng số 7 bị sâu vỡ có nên nhổ không?
Tùy vào mức độ răng số 7 bị sâu vỡ có nghiêm trọng hay không mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có cần nhổ răng không. Trong mọi trường hợp, nếu không bắt buộc phải nhổ răng, bác sĩ sẽ tìm cách để bảo tồn răng thật.
Nếu tình trạng sâu không quá nghiêm trọng, răng còn có thể nạo tổ chức sâu thì bác sĩ sẽ tiến hành trám hoặc bọc răng sứ.
Nếu trường hợp viêm nhiễm nặng, sâu vỡ lớn chỉ còn chân răng, răng lung lay nhiều do chấn thương hoặc tình trạng viêm nhiễm kéo dài thì bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để chấm dứt cơn đau, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan ảnh hưởng đến các răng khác.
Trong một số trường hợp răng bị lung lay và rụng ra bất ngờ sẽ khiến bạn có nguy cơ nuốt răng vào bụng trong quá trình ăn uống, điều này làm nhiều người lo lắng lỡ nuốt răng thật có sao không. Để tránh tình trạng này, khi răng lung lay, vỡ nát quá nghiêm trọng, răng mất hoàn toàn chức năng vốn có, Cô Chú, Anh Chị cần nhổ răng và trồng răng mới.
Như vậy, để biết được răng số 7 bị sâu vỡ có nên nhổ hay không, Cô Chú, Anh Chị cần đến các nha khoa uy tín để được khám và tư vấn. Tránh tình trạng kéo dài dẫn đến chỗ sâu vỡ diễn tiến nghiêm trọng hơn và không còn khả năng phục hồi.
Các phương pháp điều trị răng số 7 bị sâu vỡ
Khi răng số 7 bị sâu vỡ thì phải làm sao? Dù điều trị bằng phương pháp nào thì cần ưu tiên bảo tồn răng thật. Việc điều trị cần được tiến hành bởi các bác sĩ nha khoa có kinh nghiệm, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Trường hợp còn chân răng
Trong trường hợp chân răng vẫn còn, đây có thể được xem là dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm nhiễm chưa lan quá sâu, có thể chưa xâm lấn tới phần cuống răng. Bác sĩ sẽ tiến hành bảo tồn răng bằng sau khi vệ sinh răng sạch sẽ. Phần mô răng bị sâu sẽ được loại bỏ hoàn toàn và trám lại bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng.
Nếu tủy răng bị viêm, bác sĩ sẽ lấy tủy răng, làm sạch ống tủy và trám tạo hình. Sau khi răng bị hủy tủy, thân răng sẽ yếu dần theo thời gian. Do đó, bác sĩ sẽ tiến hành bọc sứ để bảo vệ răng thật bên trong. Mão sứ có độ cứng chắc, tính thẩm mỹ cao, giúp khôi phục khả năng ăn nhai hiệu quả.
Trường hợp không còn chân răng
Trường hợp chân răng bị hư hại nghiêm trọng thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn. Khi này, bác sĩ sẽ phải loại bỏ toàn bộ chân răng, nạo bỏ các ổ viêm nhiễm để có thể hoàn toàn loại bỏ vi khuẩn, chấm dứt tình trạng sâu răng và khả năng gây hại đến các răng khác.
Sau khi nhổ bỏ răng, Cô Chú, Anh Chị cần tiến hành phục hồi răng đã mất bằng phương pháp nha khoa phù hợp. Với vị trí của răng số 7, cấy ghép Implant được xem là phương pháp phục hồi răng đã mất hiệu quả nhất với nhiều ưu điểm vượt trội.
Bác sĩ tiến hành cấy trụ Implant vào xương hàm. Khi trụ Implant hoàn toàn tích hợp với xương sẽ có vai trò như chân răng số 7 đã mất. Bác sĩ kiểm tra và cố định mão sứ lên trụ răng bằng khớp nối Abutment.
Răng Implant có độ cứng chắc giúp khôi phục khả năng ăn nhai, chịu lực. Đồng thời có tính thẩm mỹ cao. Răng được trồng độc lập, không cần răng khác làm trụ như các phương pháp cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp, phù hợp với răng số 7 ở sâu trong cung hàm. Nếu chăm sóc cẩn thận, tuổi thọ của răng có thể lâu đến 20 năm hoặc trọn đời.
>>> Tham khảo thêm: 5 yếu tố quyết định trồng răng implant bao lâu thì lành
Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin chi tiết về cách xử lý khi răng số 7 bị sâu vỡ. Đây là những kiến thức về trồng răng hữu ích cho các Cô Chú, Anh Chị khi muốn tìm phương pháp phục hồi răng. Để biết thêm thông tin, bạn hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới tại Kiến Thức Răng Miệng nhé!
>>> Xem thêm:
- Trồng răng implant có tốt không? Lợi ích của cấy ghép Implant
- Trồng răng Implant kiêng ăn gì và ăn gì để mau lành thương?