Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trên khung hàm, đảm nhận chức năng ăn nhai chính. Răng có cấu tạo phức tạp và kích thước khá lớn. Mất răng số 7 có thể gây nên các nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng như suy giảm khả năng ăn nhai, tiêu xương hàm, mất thẩm mỹ,… Khi mất răng số 7, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý tìm phương pháp phục hồi răng sớm.
Vị trí và vai trò của răng số 7
Răng số 7 là chiếc răng có vị trí thứ 7 tính từ răng cửa vào. Răng số 7 là còn được gọi là răng cối, nằm giữa răng số 6 và số 8. Trường hợp một số người không mọc răng số 8 (răng khôn) thì răng số 7 sẽ là răng trong cùng. Mỗi cũng hàm sẽ có một răng số 7, tương đương mỗi người có 4 răng số 7.
Vai trò chính của răng số 7 là nhai, nghiền nát thức ăn trước khi đưa chúng xuống dạ dày. Do đóng vai trò chủ lực trong việc ăn nhai, răng số 7 có số lượng chân lớn (2-3 chân) để giữ vững cấu trúc răng. Bên cạnh đó, răng số 7 còn giúp giữ độ cân đối cho cung hàm.
Răng số 7 thường mọc khá muộn, vào khoảng độ tuổi 12 – 13 tuổi. Răng số 7 chỉ mọc một lần và là răng vĩnh viễn. Do đó, khi răng số 7 gặp các vấn đề bệnh lý, bác sĩ sẽ cố gắng để bảo tồn răng, tránh hậu quả mất răng có thể xảy ra.

Mất răng số 7 để lại những hậu quả gì?
Như đã biết, răng số 7 đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi mất răng số 7 sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu không khắc phục kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng không mong muốn.
- Suy giảm khả năng ăn nhai: Mất răng số 7 gây khó ăn trong việc ăn nhai. Lực nhai yếu, thức ăn không được nghiền kỹ đẩy xuống dạ dày. Lâu dần sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời mất răng dẫn đến hạn chế ăn một số loại thực phẩm, gây chứng chán ăn.
- Tiêu xương hàm: Mất răng lâu năm dẫn đến tình trạng xương hàm bị tiêu biến. Đây là hiện tượng tự nhiên do xương hàm không còn nhận được lực kích thích khi ăn nhai, lâu dần sẽ tiêu biến. Hiện tượng tiêu xương hàm gây ra trạng thái tụt lợi, ảnh hưởng đến hệ thống nhai.
- Xô lệch răng: Các răng lân cận răng số 7 bị mất có xu hướng nghiêng về phía khoảng trống đã mất. Răng xô lệch ảnh hưởng đến khớp cắn và tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều bệnh lý răng miệng.
- Mất thẩm mỹ: mất răng, tiêu xương hàm sẽ khiến 2 má bị hóp lại, da chảy xệ, vùng da quanh miệng xuất hiện nếp nhăn gây lão hóa sớm, mất thẩm mỹ.
- Gây ra bệnh lý răng miệng: Khoảng trống do mất răng số 7 để lại là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại sinh sôi, gây nên các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…
- Một số biến chứng khác có thể xảy ra khi mất răng số 7 như áp lực lên quai hàm gây đau cơ hàm, đau khớp thái dương, đau đầu, sai lệch khớp cắn dẫn đến liệt cơ hàm, lệch mặt,…

Răng số 7 bị sâu khắc phục bằng cách nào
Là một răng có vai trò quan trọng, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường trên răng, Cô Chú, Anh Chị cần đến nha khoa sớm để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời. Tùy vào tình trạng sâu răng mà bác sĩ sẽ có biện pháp khắc phục phù hợp:
- Trường hợp sâu răng nhẹ: Răng số 7 sâu nhẹ, có thể áp dụng phương pháp trám răng sau khi loại bỏ toàn bộ mô răng sâu.
- Trường hợp sâu nặng hơn, phương pháp hàn trám không còn hiệu quả thì có thể áp dụng phương pháp bọc răng sứ. Khi này bác sĩ sẽ nạo bỏ phần răng sâu, tạo thành trụ răng với một kích thước nhất định. Sau đó bác sĩ sẽ bọc mão sứ bên ngoài. Phần mão sứ có hình dáng và kích thước như răng thật, bền chắc và bảo vệ phần răng thật ở bên trong.
- Trường hợp răng số 7 bị viêm tủy, bác sĩ sẽ phải lấy tủy răng và bọc răng sứ ở bên ngoài.
- Trường hợp sâu răng nặng, thân răng bị mủn dần, có lỗ sâu lớn. Khi này bác sĩ phải nhổ bỏ răng để ngăn chặn viêm nhiễm lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến các răng lân cận. Sau khi nhổ răng, Cô Chú, Anh Chị có thể lựa chọn phương pháp phù hợp để phục hồi răng số 7 bị mất.

Mất răng số 7 trồng lại bằng phương pháp nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp nha khoa giúp phục hồi răng số 7 bị mất. Các phương pháp phổ biến bao gồm cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp và trồng răng Implant. Mỗi phương pháp sẽ có các đặc điểm riêng.
Cầu răng sứ
Cầu răng sứ là phương pháp phục hồi răng đã mất bằng cách dùng cầu sứ nối 3 thân răng với nhau. Trong đó, răng số 7 ở giữa, 2 răng số 6 và số 8 sẽ được mài thành trụ để nâng đỡ cầu răng sứ. Phương pháp này đòi hỏi răng 2 bên phải còn khỏe mạnh.
Tuy nhiên, nếu chưa mọc răng số 8 thì không thể pá dụng phương pháp này. Ngoài ra, việc phải mài răng 6 6 (một trong những răng đóng vai trò nhai chính) cũng cần phải cân nhắc kỹ.

Hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là một phương pháp truyền thống giúp phục hồi răng đã mất. Răng giả có thể tháo lắp dễ dàng, tuy nhiên điều này sẽ khiến hàm lỏng lẻo khi sử dụng lâu ngày. Phương pháp này thường được người lớn tuổi áp dụng do mất nhiều răng cạnh nhau hoặc mất toàn bộ hàm răng.

Trồng răng Implant
Trồng răng Implant được xem là phương pháp phục hồi răng số 7 bị mất tối ưu nhất. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ trực tiếp cấy ghép trụ Implant vào cung hàm. Trụ Implant lành tính và có khả năng tích hợp cao, vững chắc trong xương hàm để nâng đỡ mão răng sứ phía trên.
Răng Implant đủ độ cứng để thay thế răng số 7 bị mất thực hiện chức năng ăn nhai. Răng được trồng độc lập, không gây xâm lấn với các răng khác. Đặc biệt, đây là phương pháp duy nhất ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm.

>>> Xem thêm: Trồng răng implant có tốt không? Lợi ích của cấy ghép Implant
Trồng Implant vị trí răng số 7 có đau không?
Trồng răng Implant là một kỹ thuật phức tạp. Nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng liệu cấy Implant có đau không? Trên thực tế, trồng răng Implant hiện nay không gây nhiều đau đớn do quá trình phẫu thuật đã được tiêm thuốc tê, giúp giảm thiểu tối đa tác động của ca tiểu phẫu đến cơ thể. Bên cạnh đó, các trang thiết bị hiện đại tiên tiến hỗ trợ bác sĩ lên phác đồ điều trị chính xác, xác định đúng vị trí đặt trụ mà không tác động đến dây thần kinh và các vùng xung quanh. Nhờ đó, quy trình cấy ghép sẽ diễn ra an toàn và thoải mái.
Sau khi cấy ghép Implant, Cô Chú, Anh Chị có thể cảm thấy đau nhẹ do phần mô nướu tổn thương. Cơn đau sẽ kéo dài vài ngày và hoàn toàn biến mất, không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Do đó, Cô Chú, Anh Chị không cần phải lo lắng. Thực hiện theo các chỉ dẫn của bác sĩ sau khi cấy ghép Implant để thuyên giảm cơn đau và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
>>> Tham khảo thêm: Trồng răng Implant kiêng ăn gì và ăn gì để mau lành thương?

Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin chi tiết về răng số 7 và những ảnh hưởng xảy ra khi mất răng số 7 . Đây là những kiến thức về trồng răng hữu ích cho các Cô Chú, Anh Chị khi muốn tìm phương pháp phục hồi răng. Để biết thêm thông tin, bạn hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới tại Kiến Thức Răng Miệng nhé!