Làm sao khi răng số 6 bị lung lay đau nhức? Nên nhổ không?

Răng số 6 bị lung lay đau nhức phải làm như thế nào? Nên nhổ không? Đây là nỗi băn khoăn của nhiều Cô Chú, Anh Chị khi đối diện với tình trạng này. Răng số 6 bị lung lay có thể điều trị bằng nhiều cách từ ở nhà cho đến Nha khoa. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!

Răng số 6 bị lung lay do đâu?

Răng số 6 bị lung lay do nhiều nguyên nhân gây ra trong quá trình Cô Chú, Anh Chị ăn nhai, sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Mảng bám, cao vôi răng: Răng số 6 nằm ở vị trí khuất trong cung hàm và có vai trò ăn nhai chính nên khả năng tiếp xúc và mắc thức ăn rất cao. Theo thời gian, nếu Cô Chú, Anh Chị không biết cách vệ sinh sạch sẽ thì mảng bám, vi khuẩn dần tích tụ lâu tạo thành cao răng bám chặt vào chân răng và nướu răng số 6. Lúc này, vi khuẩn có điều kiện thuận lợi để tấn công vào nướu, gây sưng viêm, chảy máu dẫn đến răng lung lay.
  • Sâu răng, viêm tủy răng: Cô Chú, Anh Chị đang có răng số 6 bị lung lay là do thói quen ăn uống, chăm sóc không đúng cách dẫn đến sâu răng, viêm tủy. Trong thời gian dài, lỗ sâu ăn dần qua men răng rồi đi sâu vào tủy gây đau nhức.
  • Viêm nướu: Đây là nguyên nhân phổ biến khiến bị lung lay răng số 6. Đây là tình trạng nướu của Cô Chú, Anh Chị có thể bị tách ra khỏi răng, tạo điều kiện hình thành các túi vi khuẩn, gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến mô liên kết và xương, khiến răng bị lung lay
  • Chấn thương làm lung lay răng số 6: Nếu Cô Chú, Anh Chị bị va đập, chấn thương trong trường hợp không mong muốn (tai nạn, té xe,…) làm ảnh hưởng đến mặt, hàm răng thì có thể khiến răng, thậm chí là mất răng.
  • Tiêu xương hàm: Tiêu xương hàm xảy ra làm cho mật độ và thể tích nên răng dần bị kéo xuống dưới và dần bị thoái hóa, lõm xuống. Lúc này, răng số 6 bị lung lay nhiều và ảnh hưởng đến các răng kế cận bị xô lệch theo.
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Ở giai đoạn này, mẹ bầu thường có hàm lượng estrogen và progesterone tăng cao nên có thể ảnh hưởng tới nha chu và các mô, xương bao quanh nâng đỡ răng số 6. Đồng thời, nướu răng cũng trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương nên khiến vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và tấn công gây nhiễm trùng.
Răng số 6 bị lung lay do viêm nướu, vi khuẩn gây nguy hiểm đến răng
Răng số 6 bị lung lay do viêm nướu, vi khuẩn gây nguy hiểm đến răng

>>> Tham khảo: Răng số 7 bị lung lay đau nhức điều trị như thế nào?

Hậu quả nếu không điều trị răng số 6 bị lung lay

Răng số 6 là răng hàm nằm ở vị trí số 6 kể từ răng cửa đếm vào. Răng số 6 có chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn rất tốt vì có cấu tạo bề mặt răng lớn. Chính vì vai trò đó nên khi răng hàm bị lung lay mà không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số hậu quả nguy hiểm sau:

  • Gây đau nhức khó chịu khi bị sưng viêm.
  • Khó khăn trong việc ăn nhai, lực nhai yếu làm thức ăn không được nghiền nát kỹ, gây áp lực lên dạ dày ảnh hưởng tiêu hoá và sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị.
  • Gây mất răng vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Khi răng số 6 bị lung lay sẽ khiến Cô Chú, Anh Chị đau nhức khó chịu khi bị sưng viêm
Khi răng số 6 bị lung lay sẽ khiến Cô Chú, Anh Chị đau nhức khó chịu khi bị sưng viêm

Cách điều trị răng số 6 bị lung lay

Khi răng số 6 bị lung lay, Cô Chú, Anh Chị cần tham khảo 2 cách điều trị phổ biến sau: Điều trị tại Nha khoa và tự điều trị tại nhà. Cụ thể như sau:

Điều trị răng số 6 bị lung lay tại nha khoa

Đối với trường hợp răng số 6 bị lung lay vì mắc bệnh lý răng miệng thì Cô Chú, Anh Chị cần phải điều trị kịp thời để giải quyết triệt để, tránh nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Tại Nha khoa, Bác sĩ xử lý mảng bám, cao răng, ổ sâu răng, nướu bị viêm nhiễm. Ngoài ra, khi bị lung lay răng số 6 thì áp dụng cách cố định răng để tạo sự ổn định trong thời gian nhất định.

Nếu răng số 6 bị lung lay mức độ nhẹ, sứt mẻ do chấn thương thì Bác sĩ chỉ định điều trị những mô tổn thương sau đó phục hình bằng cách bọc răng sứ giúp khắc phục các khiếm khuyết về thẩm mỹ của răng, đồng thời cải thiện chức năng ăn nhai hiệu quả.

Khi bị lung lay răng số 6 ở mức độ nghiêm trọng thì cần phải nhổ răng nếu kéo dài sẽ đem đến nguy cơ viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến xương hàm. Do đó, trong trường hợp này Bác sĩ sẽ chỉ định phục hồi răng mất bằng cách trồng răng Implant.

Khi điều trị răng số 6 bị lung lay tại Nha khoa, Bác sĩ sẽ xử lý mảng bám, cao răng, nướu bị viêm nhiễm
Khi điều trị răng số 6 bị lung lay tại Nha khoa, Bác sĩ sẽ xử lý mảng bám, cao răng, nướu bị viêm nhiễm

Điều trị răng số 6 bị lung lay tại nhà

Trong trường hợp răng số 6 bị lung lay mức độ nhẹ, có thể xử lý được thì Cô Chú, Anh Chị cần tham khảo các cách sau để tự khắc phục tại nhà:

  • Dùng tỏi: Tỏi có khả năng chống viêm và mang tính kháng sinh nên khi dùng để điều trị răng số 6 bị lung lay rất hiệu quả. Đặc biệt tỏi còn giúp giảm đau nên khi Cô Chú, Anh Chị thấy răng lung lay thì có thể áp dụng ngay phương pháp này. Cô Chú, Anh Chị thực hiện bằng cách làm nhuyễn tỏi sau đó đắp hỗn hợp đó lên răng khoảng 5-10 phút rồi làm sạch lại với nước.
  • Dùng quả xoài: Đây là loại quả lành tính, có tính hàn nên cầm máu, điều trị cơn đau nhức hiệu quả. Cô Chú, Anh Chị có thể chữa được lung lay răng số 6 bằng cách thái vỏ xoài rồi đun sôi khoảng 30 phút. Sau đó, trộn nước xoài vừa đun vào bình cùng với một chút rượu trắng theo tỷ lệ 3:1. Cô Chú, Anh Chị lấy nước đó để súc miệng, ngậm thường xuyên sẽ làm giảm đau rõ rệt.
  • Chữa răng bị lung lay bằng muối: Muối có công dụng tốt trong quá trình làm sạch răng miệng vì có tính kháng khuẩn. Để điều trị răng số 6 bị lung lay, Cô Chú, Anh Chị dùng 2 thìa muối bỏ vào nửa lít nước sạch để súc miệng hàng ngày.
  • Dùng quả bầu: Đây là loại quả có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc biệt là khi răng bị lung lay cũng có thể điều trị được bằng bầu. Cô Chú, Anh Chị nấu canh bằng ruột bầu và muối iot để ăn hoặc phơi khô vỏ bầu sau đó sắc nước uống hàng ngày.
Muối có tính kháng khuẩn nên rất hiệu quả để điều trị răng số 6 lung lay tại nhà
Muối có tính kháng khuẩn nên rất hiệu quả để điều trị răng số 6 lung lay tại nhà

Răng số 6 bị lung lay đau nhức có nên nhổ không?

Răng số 6 là chiếc răng có chức năng ăn nhai, nghiền nát thức ăn chính. Do đó, nếu răng số 6 bị lung lay đau nhức thì Bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp bảo toàn răng trước. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng, mức độ lung lay nhiều gây nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng thì cần nhổ đi.

Ngoài ra, răng số 6 mất đi sẽ gây cản trở quá trình ăn nhai từ đó ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Chính vì vậy, sau khi nhổ răng số 6, Cô Chú, Anh Chị cần phục hồi răng mất, tránh để lâu sẽ làm xương hàm tiêu đi, không đủ điều kiện trồng răng. Hiện nay, phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất được nhiều Bác sĩ đánh giá cao là trồng răng Implant. Phương pháp này vừa giúp khắc phục chức năng ăn nhai, thẩm mỹ vừa ngăn ngừa tình trạng tiêu xương diễn ra.

>>> Xem thêm: Trồng răng Implant kiêng ăn gì và ăn gì để mau lành thương?

Sau khi nhổ răng số 6 cần phục hồi răng mất bằng phương pháp trồng răng Implant để ăn nhai tốt hơn
Sau khi nhổ răng số 6 cần phục hồi răng mất bằng phương pháp trồng răng Implant để ăn nhai tốt hơn

Tóm lại, bài viết trên đây đã chia sẻ những cách điều trị răng số 6 bị lung lay hiệu quả đến Cô Chú, Anh Chị. Nếu Cô Chú, Anh Chị còn quan tâm thêm về chủ đề điều trị sức khỏe răng miệng thì hãy theo dõi Kiến Thức Răng Miệng ngay nhé!

button-appointment
button-zalo
button-home
button-map

TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỒNG RĂNG
IMPLANT PHÙ HỢP CHO TỪNG CÁ NHÂN

Kế hoạch điều trị mất răng cá nhân hóa với Bác sĩ chuyên
sâu implant tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí điều trị

Cô Chú, Anh Chị để lại thông tin, Trợ lý bác sĩ sẽ liên lạc lại sau 5 phút