Răng cửa bị lung lay khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng vì sợ mất răng. Lúc này, nên đến nha khoa càng sớm càng tốt để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục. Hãy cùng Kiến Thức Răng Miệng tìm hiểu về việc lung lay răng cửa trong bài viết này!
Mục Lục Nội Dung
ToggleRăng cửa bị lung lay do đâu?
Răng cửa bị lung lay do nhiều nguyên nhân, có những trường hợp chỉ cần thay đổi cách chăm sóc răng miệng nhưng cũng có trường hợp cần đến nha khoa để phục hồi răng, nhổ chiếc răng lung lay đó và thay thế bằng một chiếc răng mới.
- Viêm nha chu: Nếu vệ sinh răng không sạch sẽ, lâu ngày các mảng bám và vi khuẩn hình thành, sinh sôi nảy nở dẫn đến triệu chứng viêm nha chu. Viêm nha chu cũng là nguyên nhân chính khiến răng yếu đi và lung lay, gãy rụng.
- Tụt lợi: Răng mắc các bệnh răng miệng lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng tụt lợi. Tụt lợi khiến nướu bao xung quanh chân răng bị tụt xuống dưới, chân răng và ngà răng bị lộ ra bên ngoài, lâu dần dẫn đến răng bị lung lay, thậm chí là rụng răng sớm.

- Vôi răng: Vôi răng bám nhiều xung quanh thân răng, chân răng sẽ dẫn đến các bệnh về răng miệng, gây chảy máu chân răng, ảnh hưởng đến nướu và làm lung lay các mô răng.
- Sâu răng: Sâu răng lâu ngày không được điều trị sẽ gây viêm tủy răng, áp xe chân răng, khiến răng lung lay và cuối cùng phải nhổ bỏ.
- Thai kì: Mức progesterone và estrogen của phụ nữ mang thai tăng lên rõ rệt, sẽ làm ảnh hưởng đến các mô và xương bao quanh và nâng đỡ răng. Lúc mang thai, răng nhạy cảm hơn, dễ nhiễm trùng, tổn thương và gây lung lay răng miệng.
- Những tác động từ bên ngoài: Tai nạn, va chạm, chấn thương hay cắn vào vật cứng sẽ ảnh hưởng đến vùng hàm mặt. Dây chằng nha chu bị đứt gây nên hiện tượng răng lung lay.
Răng cửa bị lung lay khắc phục bằng cách nào?
Răng cửa bị lung lay phải làm sao? Khi thấy răng cửa bị lung lay, cần tìm cách khắc phục sớm để có thể bảo tồn được răng thật. Tùy vào nguyên nhân khiến răng cửa bị lung lay nhẹ hay lung lay nặng mới có thể chữa trị triệt để
Khắc phục răng cửa bị lung lay tại nhà
- Dùng vỏ xoài
Xoài là loại trái cây có tính hàn, giúp cầm máu, lợi tiểu. Trong vỏ xoài có chứa vitamin C, giúp nướu chắc khỏe, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Vì thế, có thể làm giảm tình trạng răng cửa bị lung lay, răng hàm bị lung lay.
Dùng 3 miếng vỏ xoài thái nhỏ nấu với nước lọc trong khoảng nửa tiếng. Sau đó dùng nước vỏ xoài pha với 1 ít rượu trắng để súc miệng. Cuối cùng súc lại bằng nước lọc cho sạch miệng.
- Dùng quả bí đao
Bí đao chứa các loại vitamin như B1, C, B3… và canxi giúp răng chắc khỏe. Ngoài ra còn có khả năng bảo vệ nướu, điều trị sưng mộng răng, ngăn chặn vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Dùng muối
- Muối
Muối có tác dụng sát khuẩn, ngừa nhiễm trùng và giảm sưng tấy… nên có thể làm giảm đi tình trạng lung lay răng và đau nhức.
Sử dụng 2 thìa cà phê muối pha với 500ml nước ấm sau đó súc miệng 2 – 3 lần/ngày (mỗi lần từ 30-60 giây) sau khi chải răng. Hoặc cũng có thể mua nước muối sinh lí có sẵn tại hiệu thuốc để sử dụng.

>>> Tham khảo: Bài thuốc chắc răng dân gian khắc phục răng lung lay nhẹ
Khắc phục răng cửa bị lung lay tại nha khoa
- Cạo vôi răng: Nếu răng bị lung lay do các bệnh lý viêm nha chu thì các bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng để răng chắc khỏe, loại bỏ nguy cơ gây ra bệnh.
- Cấy ghép xương: Các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng, viêm chóp răng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây tụt nướu, tiêu xương ổ răng. Vì thế, sau khi xử lý viêm nhiễm sẽ phải thực hiện ghép xương hoặc ghép vạt nướu để đảm bảo răng được vững chắc.

- Dùng nẹp cố định: Đối với những trường hợp bị tác động từ bên ngoài khiến răng lung lay thì tùy vào mức độ nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Trường hợp nhẹ chỉ cần dùng nẹp để cố định các răng lung lay, sau một thời gian răng sẽ chắc chắn trở lại.
- Nhổ bỏ: Nếu răng bị lung lay nặng, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ. Vì nếu để răng lung lay về lâu dài sẽ gây viêm nhiễm, phá hủy mô nướu cũng như làm ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Răng cửa bị lung lay đau nhức có nên nhổ không?
Răng cửa đóng vai trò trong việc ăn nhai, thẩm mỹ cũng như phát âm. Vì thế các bác sĩ khuyến khích không nên nhổ bỏ vì sẽ để lại nhiều biến chứng không tốt. Tuy nhiên, nếu răng bị lung lay nặng, còn quá ít chân răng hoặc bị viêm nhiễm không thể khôi phục thì nên nhổ bỏ.
Việc nhổ bỏ sau đó trồng lại bằng răng Implant vừa ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng, lại tránh ảnh hưởng đến những răng kế cận. Phương pháp trồng răng Implant giúp khôi phục răng đã mất vô cùng an toàn và hiệu quả, được nhiều Cô Chú, Anh Chị tin dùng.
Các bác sĩ sẽ sử dụng trụ Implant làm bằng Titanium cắm vào vị trí răng đã mất để thay thế chân răng thật, sau khi trụ Implant tích hợp sẽ gắn mão răng sứ lên trên. Phương pháp này giúp mang lại khả năng ăn nhai như răng thật, thẩm mỹ cao, tuổi thọ lâu bền.

>>> Xem thêm: 5 yếu tố quyết định trồng răng Implant bao lâu thì lành?
Biện pháp giúp ngăn ngừa răng cửa bị lung lay
Để răng cửa không bị lung lay cần có những biện pháp chăm sóc răng miệng cẩn thận.
Dưới đây là những cách tốt nhất để răng luôn vững chắc:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng cẩn thận, nhẹ nhàng ít nhất 2 lần/ngày.
- Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh, trái cây, vitamin C để răng luôn chắc khỏe.
- Bỏ thuốc lá, giảm bớt rượu bia để ngăn ngừa nguy cơ viêm nướu, các bệnh về răng miệng
- Nếu có thói quen nghiến răng khi đi ngủ, hãy mang máng chống nghiến để tránh cho răng bị cọ xát nhiều gây hỏng răng
- Thăm khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên răng như ê buốt, đau nhức, sưng đỏ, chảy máu chân răng…

Bị lung lay răng cửa là điều mà không ai mong muốn. Bài viết trên đây giúp Cô Chú, Anh Chị hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục khi răng cửa bị lung lay. Nếu muốn biết thêm thông tin về phương pháp trồng răng Implant khi bị mất răng hãy theo dõi trang trongrangimplant.com.vn thường xuyên nhé!