Bị vỡ mất răng nhưng còn chân răng không chỉ mất đi chức năng của răng, mà nếu không xử lý kịp thời sẽ còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và hệ thần kinh. Vậy trong trường hợp này chúng ta phải làm sao?
Mục Lục Nội Dung
ToggleHiểu rõ về tình trạng sâu răng gây vỡ răng và mất phần thân răng
Sâu răng là quá trình tổn thương dần dần của răng, dẫn đến hình thành lỗ hỏng trên bề mặt răng. Quá trình này diễn ra theo các giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Sâu răng bắt đầu với những vết đen nhỏ và lỗ hỏng li ti trên mặt răng.
- Giai đoạn tiếp theo: Lỗ hỏng ngày càng to ra, kèm theo đó là cảm giác đau nhức từ nhẹ đến nặng. Càng tiến triển, phần mặt răng càng dễ vỡ và hỏng nhiều hơn.
- Giai đoạn nặng: Răng bị sâu nặng có nguy cơ vỡ lớn, răng bị hủy hoại đáng kể. Trường hợp nặng nhất là răng hàm bị sâu vỡ ra, tại vùng chóp răng xuất hiện viêm nhiễm. Khi không được điều trị kịp thời, răng tiếp tục bị phá hủy, sâu răng lan tỏa qua lớp men và ngà răng ở phần thân, khiến răng trở nên yếu và dễ vỡ. Lúc này, phần thân răng có thể bị mất hoàn toàn, chỉ để lại chân răng, khiến răng mất đi chức năng ăn nhai.
Các tình huống mất răng nhưng còn chân răng cần trồng răng giả
Mất răng còn chân răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, phổ biến nhất là do tai nạn hoặc chấn thương. Ngoài ra, sâu răng nặng cũng là một nguyên nhân khiến mão răng bị mất. Phương pháp điều trị phù hợp sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như tình trạng chân răng của người bệnh. Dưới đây là một số trường hợp mất răng nhưng còn chân răng cần xem xét đến việc trồng răng giả:
Trường hợp mất răng do tai nạn, chấn thương
Đây là tình huống thường gặp ở người trẻ. Khi chịu các tác động mạnh từ tai nạn hoặc va chạm, răng có thể bị gãy vỡ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Trong những trường hợp này, nếu chân răng còn khỏe mạnh, có thể không cần nhổ bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu tổn thương răng quá lớn, phần còn lại của răng ít hơn ⅓ và gần nướu, thì việc phục hồi sẽ rất khó khăn và lựa chọn tốt nhất là nhổ bỏ chân răng và trồng răng giả.
Trường hợp mất răng do sâu răng nặng
Trong trường hợp sâu răng nặng, đặc biệt khi sâu răng đã lan tới tủy và không thể điều trị bằng phương pháp thông thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị nhổ răng và trồng răng mới. Phương pháp này bao gồm việc thay thế chân răng bằng vật liệu nha khoa hiện đại, giúp cải thiện khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng. Điều này không chỉ cung cấp chất lượng răng tốt hơn mà còn giúp giảm đau và cải thiện khả năng ăn uống.
Các biến chứng nghiêm trọng khi mất răng, chỉ còn lại chân răng
Mất răng nhưng còn chân răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể và hoạt động hằng ngày.
Mất chức năng ăn nhai
Khi răng bị sâu hoặc gãy mất phần thân, chỉ còn lại chân răng, chức năng ăn nhai của răng sẽ bị mất hoàn toàn. Điều này gây khó khăn trong việc xử lý thức ăn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
Viêm nhiễm ổ răng và hôi miệng
Răng bị sâu hoặc gãy tạo nên các hốc lưu giữ thức ăn, dẫn đến tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, lợi có thể phát triển vào những hốc răng này, dễ bị viêm nhiễm và chảy máu, từ đó gây hôi miệng nặng hơn.
Viêm tủy răng và vùng chóp
Tình trạng sâu răng tiến triển sâu vào tủy răng có thể gây đau nhức do viêm tủy. Viêm nhiễm này có thể lan xuống vùng chóp răng, gây nhiễm trùng và hình thành áp xe, gây đau đớn và làm lung lay răng.
Ảnh hưởng đến các răng xung quanh
Viêm nhiễm kéo dài ở vùng chóp có thể lan rộng ra các răng lân cận. Tùy vào mức độ nhiễm trùng mà các răng này có thể cần được điều trị hoặc nhổ bỏ, gây mất nhiều răng hơn.
Phá hủy xương hàm và tổn thương dây thần kinh
Nhiễm trùng từ chóp răng có thể lan rộng ra xương hàm và các mô xung quanh, gây viêm nhiễm và tổn thương nghiêm trọng. Điều này có thể gây ra các tình trạng như phá hủy xương hàm, gãy xương, tổn thương các dây thần kinh và mạch máu lân cận.
Phương pháp điều trị cho tình trạng mất răng nhưng vẫn còn chân răng
Khi mất phần lớn tổ chức cứng của răng chỉ còn lại chân răng, điều trị trở nên phức tạp và cần đến sự chẩn đoán kỹ lưỡng cũng như kỹ thuật chuyên môn cao từ bác sĩ. Mục tiêu điều trị chính là giữ lại răng thật càng nhiều càng tốt, dựa trên tình trạng chân răng và mức độ viêm nhiễm ở chóp răng.
Đối với chân răng còn tốt
Trong trường hợp chân răng còn tốt và không có viêm nhiễm lan rộng ở chóp, bác sĩ sẽ xem xét các phương pháp điều trị như sau:
Trường hợp chân răng dài, mô răng thật > ½ răng
Bác sĩ sẽ khuyến nghị trám răng với vật liệu trám composite, màu sắc phù hợp với răng thật, giúp không lộ việc đã trám răng.
Trường hợp chân răng dài, mô răng thật ⅓ – ½ răng
Phương pháp tối ưu trong trường hợp này là bọc răng sứ thẩm mỹ. Cùi răng còn lại đủ lớn để làm trụ cho mão sứ, bác sĩ sẽ mài cùi răng và chế tác mão răng sứ phù hợp về hình dáng, màu sắc và kích thước, đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng mà không ảnh hưởng đến chân răng thật.
Đối với chân răng không còn tốt
Nếu chân răng quá yếu và viêm nhiễm lan rộng, không thể giữ lại được, bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định nhổ bỏ răng cũ và trồng răng mới. Hiện nay, có hai phương án phổ biến là bắc cầu răng sứ và trồng răng Implant.
Cấy ghép Implant là giải pháp hiệu quả nhất, với khả năng tích hợp tốt với xương hàm và không ảnh hưởng đến răng thật xung quanh. Độ bền cao của răng Implant giúp khôi phục chức năng ăn nhai tốt như răng thật. Thông thường, sau khi nhổ chân răng cần chờ 2-3 tháng để xương hàm ổn định mới cấy ghép Implant.
Tuy nhiên, với kỹ thuật tiên tiến hiện nay, việc cấy ghép có thể thực hiện ngay sau khi nhổ răng, giúp tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả phục hình.
Phác đồ phục hình răng mất khi vẫn còn chân răng
Trong trường hợp mất răng nhưng vẫn còn chân răng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của chân răng và mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch điều trị cụ thể. Các phương pháp phục hình răng sẽ có những bước thực hiện riêng biệt.
Phục hình răng với một chân răng còn tốt
Khi một răng chỉ còn lại một chân răng và không có viêm nhiễm nặng, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Làm sạch vùng lợi xung quanh chân răng, loại bỏ các phần lợi thừa.
- Bước 2: Tiến hành chữa tủy cho chân răng còn lại: loại bỏ tủy viêm, làm sạch ống tủy và trám bít lại.
- Bước 3: Tái tạo lại phần thân răng, tùy thuộc vào độ cứng còn lại của răng.
- Bước 4: Thực hiện làm chụp răng sứ để bảo vệ phần răng bên trong và đảm bảo chức năng ăn nhai cùng tính thẩm mỹ.
Phục hình răng với nhiều chân răng còn tốt
Đối với trường hợp răng hàm còn nhiều chân răng, quy trình sẽ bao gồm:
- Bước 1: Tách các chân răng.
- Bước 2: Loại bỏ các chân răng không thể giữ lại.
- Bước 3: Chữa tủy cho chân răng còn lại, tái tạo thân răng và thực hiện chụp răng hay cầu răng để đảm bảo chức năng ăn nhai bền vững.
Phục hình răng khi chân răng không còn tốt và cần nhổ bỏ
Trong trường hợp chân răng quá yếu hoặc viêm nhiễm nặng không thể giữ lại, quy trình sẽ bao gồm:
- Bước 1: Nhổ bỏ chân răng, làm sạch ổ viêm nhiễm để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
- Bước 2: Thực hiện làm răng giả để thay thế răng đã mất, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
Tình trạng mất răng chỉ còn chân răng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, cần chủ động thăm khám tại các cơ sở nha khoa trồng răng Implant tại TPHCM có uy tín ngay khi có dấu hiệu gãy hoặc vỡ răng để nhận được sự tư vấn và điều trị kịp thời.
Nguồn tổng hợp: https://trongrangimplant.com.vn/