Răng bị lung lay là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe răng miệng suy giảm không thể chủ quan. Cô Chú, Anh Chị nhanh chóng áp dụng biện pháp giúp làm chắc răng tại nhà và tới Nha khoa uy tín để được điều trị kịp thời.
Mục Lục Nội Dung
ToggleTại sao răng bị lung lay
Răng bị lung lay bởi nhiều vấn đề khác nhau, trong đó bắt gặp nhiều nhất ở những Cô Chú, Anh Chị mắc bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, sâu răng. Nhằm giải đáp băn khoăn tại sao răng bị lung lay, các chuyên gia đã chỉ ra những nguyên nhân chính sau:
- Bệnh về nướu
- Sâu răng, viêm tủy
- Do mang thai
- Do chấn thương
- Do thói quen nghiến răng
- Do bệnh tiểu đường
Bệnh về nướu
Bệnh lý về nướu, tiêu biểu là viêm nha chu là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị lung lay. Lúc này, nướu bị tổn thương, dần bị kéo ra khỏi chân răng, tạo điều kiện cho các túi vi khuẩn phát triển mạnh. Nướu và chân răng mất đi liên kết chặt chẽ, chân răng không còn được bảo vệ bởi nướu sẽ có biểu hiện lung lay.
>>> Tham khảo thêm: Sưng mộng răng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị mộng răng
Sâu răng, viêm tủy
Sâu răng là bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng khác nhau, tỷ lệ cao nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Cô Chú, Anh Chị mắc sâu răng nếu không kịp tời chữa trị sẽ có nguy cơ bị viêm tủy răng. Cô Chú, Anh Chị sẽ phải chịu cơn đau nhức kéo dài, chân răng lung lay yếu ớt, nướu dễ bị tổn thương.
Do mang thai
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ có sự thay đổi lớn. Mức progesterone và estrogen tăng mạnh gây ảnh hưởng không tốt tới nướu và các mô xương bao quanh chân răng.
Nướu trong thời gian mang thai nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương và mắc bệnh lý như nhiễm trùng nướu. Chân răng và nướu không còn liên kết chặt chẽ dẫn tới lung lay.
Do chấn thương
Chấn thương vùng mặt không mong muốn trong khi chơi thể thao, tai nạn khiến răng lung lay, thậm chí là mất răng. Bởi ngoại lực tác động mạnh vào vùng hàm khiến dây chằng nha chu và chân răng bị nới lỏng, răng lung lay, thậm chí là bị gãy, nứt.
Do thói quen nghiến răng
Nhiều Cô Chú, Anh Chị có thói quen xấu là nghiến răng, đặc biệt là trong lúc ngủ. Các răng ở hai hàm siết chặt vào nhau tạo nên áp lực lớn tới chân răng và mô nướu nâng đỡ. Về lâu dài, thói quen nghiến răng sẽ khiến sức khỏe răng suy giảm nhanh chóng, răng dễ bị lung lay ngay cả khi ăn nhai nhẹ nhàng.
Do bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường thường gặp ở những Cô Chú, Anh Chị cao tuổi, có tiền sử ăn uống nhiều đồ ngọt, sử dụng chất kích thích. Bệnh tiểu đường khiến sức đề kháng cơ thể suy giảm nhanh, nướu và răng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn. Do đó, Cô Chú, Anh Chị bị tiểu đường có tỷ lệ răng bị lung lay rất cao.
Răng bị lung lay có nên nhổ không?
Răng bị lung lay, khả năng chịu lực kém khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng có nên nhổ bỏ răng hay không. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, Cô Chú, Anh Chị nên bảo tồn răng thật trên hàm tối đa. Trong trường hợp răng lung lay mức độ nhẹ, có thể điều trị vững chắc trở lại. Cô Chú, Anh Chị nên tuân theo chỉ định của Bác sĩ để khắc phục tình trạng răng lung lay.
Trường hợp nhổ răng bắt buộc được Bác sĩ chỉ định nếu răng bị lung lay do bệnh lý như viêm nha chu nặng, viêm tủy răng không thể phục hồi, do chấn thương nặng không giữ được răng… Ngay sau khi nhổ răng, Cô Chú, Anh Chị nên phục hồi răng sớm bằng trồng răng Implant để bảo vệ cấu trúc hàm, ngăn ngừa biến chứng tiêu xương.
Răng bị lung lay phải làm sao?
Răng bị lung lay nhẹ có thể điều trị để chắc chắn trở lại. Trường hợp răng lung lay nặng, chân răng không còn khả năng liên kết với nướu, Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và phục hồi bằng cấy ghép Implant. Sau đây là một số phương pháp khắc phục:
Uống thuốc, dùng nước súc miệng
Trường hợp răng bị lung la do viêm nha chu, Cô Chú, Anh Chị sau khi thăm khám sẽ được Bác sĩ chỉ định thêm thuốc điều trị. Nhóm thuốc kháng sinh được kê đơn sẽ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, giảm tình trạng nhiễm trùng tại chân răng.
Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị nên kết hợp dùng nước súc miệng để làm sạch khoang miệng hiệu quả. Chân răng sẽ mau chóng chắc khỏe trở lại.
Cạo vôi răng, làm sạch chân răng
Trường hợp răng lung lay do mảng bám, Bác sĩ sẽ chỉ định cạo vôi răng, làm sạch chân răng. Phương pháp này giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong mảng bám quanh chân răng, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nướu. Sau khi cạo vôi răng, Bác sĩ thực hiện làm sạch chân răng để đảm bảo không còn mảng bám trên bề mặt.
Nẹp răng
Nẹp răng là biện pháp được Bác sĩ chỉ định cho Cô Chú, Anh Chị có tình trạng răng lung lay lâu ngày. Nẹp răng gồm 1 miếng kim loại nhỏ cùng sợi tổng hợp để liên kết với chắc răng kế cận. Sự gia cố này giúp răng không còn lung lay và nhanh chóng ổn định trong hàm.
Dùng máng bảo vệ
Trường hợp răng bị lung lay do thói quen nghiến răng, Cô Chú, Anh Chị nên sử dụng máng bảo vệ răng khi đi ngủ. Máng bảo vệ có tác dụng làm giảm áp lực lên răng, bảo vệ chân răng và mô nướu. Ngay cả khi chơi thể thao, Cô Chú, Anh Chị cũng nên đeo máng bảo vệ để tránh nguy hiểm về răng, nướu khi gặp sự cố.
Ghép mô mềm
Ghép mô mềm hay ghép nướu là tiểu phẫu đưa nướu vào vùng thiếu nướu nhằm giúp đẩy nhanh quá trình lành thương, giúp chân răng vững chắc. Phương pháp này có hiệu quả nhất khi Cô Chú, Anh Chị tuân thủ chăm sóc răng miệng theo chỉ dẫn của Bác sĩ. Sau khi ghép nướu thành công, Cô Chú, Anh Chị còn có thể cải thiện vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm.
Tiểu phẫu vạt
Trường hợp ổ bệnh lý nằm sâu dưới nướu quanh chân răng, Bác sĩ phải thực hiện tiểu phẫu vạt. Tiểu phẫu này giúp Bác sĩ dễ dàng tiếp cận và xử lý vùng vi khuẩn trong khoang miệng. Sau khi làm sạch răng, nướu sẽ được khâu lại và phục hồi nhanh chóng.
Trồng răng Implant
Trường hợp răng lung lay nặng không thể điều trị bằng các biện pháp được nêu trên, Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng và phục hồi bằng trồng răng Implant.
Răng Implant có cấu tạo như răng thật gồm trụ Implant, Abutment và mão răng sứ. Trụ Implant được cắm vào xương hàm, có vai trò như chân răng thật giúp nâng đỡ mão sứ phía trên.
Nhổ răng phục hồi ngay bằng trồng răng Implant giúp Cô Chú, Anh Chị có răng giả chắc khỏe, khả năng chịu lực tốt. Cô Chú, Anh Chị có thể dễ dàng ăn nhai và vệ sinh răng miệng hằng ngày tương tự răng thật.
>>> Xem thêm: Trồng răng implant có tốt không? Lợi ích của cấy ghép Implant
Cách giúp hạn chế xảy ra tình trạng răng lung lay
Tình trạng răng bị lung lay có thể ngăn ngừa nếu Cô Chú, Anh Chị có thói quen chăm sóc răng miệng tốt, chế độ ăn uống khoa học và thăm khám răng định kỳ.
Không hút thuốc lá
Thuốc lá có chứa nhiều chất độc hại, được coi là kẻ thù của sức khỏe. Chất độc trong khói thuốc lá khiến nướu bị thâm và dần tụt thấp xuống, chân răng bị lung lay, dễ gãy rụng.
Cô Chú, Anh Chị đang hút thuốc nên dừng lại càng sớm càng tốt. Bởi bỏ thuốc lá không chỉ bảo vệ sức khỏe răng miệng mà còn bảo vệ cơ thể trước nhiều bệnh lý về phổi, gan, …
Vệ sinh răng đúng cách
Nhiều Cô Chú, Anh Chị chưa có thói quen vệ sinh răng hằng ngày, chải răng sai cách khiến mảng bám hình thành nhiều ở chân răng. Cô Chú, Anh Chị nên chải răng ít nhất 2 lần trên ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Đồng thời, Cô Chú, Anh Chị nên kết hợp dùng chỉ nha, tăm nước để làm sạch bề mặt răng ở những vị trí khó, sau cùng là dùng nước súc miệng.
Dùng máng nhai nếu nghiến răng, chơi thể thao
Để bảo vệ răng khỏi chấn thương, Cô Chú, Anh Chị nên sử dụng máng nhai trong khi chơi thể thao. Nếu có thói quen nghiến răng, Cô Chú, Anh Chị nên dùng máng nhai khi ngủ để hạn chế áp lực lên răng.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Sức khỏe răng miệng được củng cố nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cô Chú, Anh Chị nên bổ sung nhiều vitamin C, A, D, B, canxi, protein, acid amin để răng và nướu chắc khỏe.
Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị cần hạn chế các đồ ăn nhiều đường, nước ngọt có ga, chất kích thích như rượu, bia. Bởi nhóm thực phẩm này có khả năng tạo mảng bám trên răng nhanh chóng, khó làm sạch.
Thăm khám Nha khoa định kỳ
Cô Chú, Anh Chị cần có thói quen thăm khám Nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng và nướu, ngăn ngừa tình trạng răng bị lung lay. Thăm khám định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó Bác sĩ còn đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp Cô Chú, Anh Chị có hàm răng khỏe mạnh.
Răng bị lung lay là vấn đề dễ bắt gặp, gây ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai. Cô Chú, Anh Chị cần tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ để nhanh chóng khắc phục tình trạng này, giúp chân răng đứng vững trở lại. Để cập nhật thêm nhiều thông tin nha khoa khác, Cô Chú, Anh Chị hãy theo dõi Kiến Thức Răng Miệng mỗi ngày nhé.