Ở thời điểm hiện tại, phục hình tháo lắp toàn hàm và bán toàn hàm được nhiều Cô Chú, Anh Chị quan tâm. Bởi lẽ, đây là phương pháp giúp Cô Chú, Anh Chị khôi phục chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ cao trên gương mặt. Cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết về phục hình tháo lắp nhé!
Mục Lục Nội Dung
TogglePhục hình tháo lắp là gì?
Phục hình tháo lắp là một hàm giả tháo lắp thay thế cho răng thật bị mất và các mô xung quanh có thể tháo ra, lắp vào một cách dễ dàng. Đây là phương pháp khắc phục tình trạng mất răng đã có từ lâu với 2 bộ phận chính là nướu giả và răng giả được được ép chặt với nhau, hình thành một khối thống nhất để tạo ra hàm răng giả thay thế cho răng thật của Cô Chú, Anh Chị.
Dựa vào cấu trúc hàm thì phục hình tháo lắp có 2 loại phổ biến, đó là: Phục hình tháo lắp toàn hàm và bán toàn hàm. Tùy vào số lượng răng mất cũng như tình trạng sức khỏe răng miệng mà Cô Chú, Anh Chị nên cân nhắc lựa chọn phục hình tháo lắp phù hợp trong 2 loại trên.
Cụ thể là hàm giả tháo lắp toàn phần phù hợp với Cô Chú, Anh Chị trong trường hợp mất tất cả răng. Phục hình tháo lắp toàn phần giúp Cô Chú, Anh Chị có thể sử dụng hằng ngày sau nhổ răng khoảng 8-12 tuần khi mà nướu đã lành lại.
Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị cũng có thể phục hình tháo lắp toàn hàm một cách “tức thì”. Tức là, Cô Chú, Anh Chị sẽ được làm hàm tháo lắp trước và sử dụng ngay trong quá trình lành thương sau nhổ răng. Tuy nhiên, nếu điều trị tại ở thời điểm này thì xương và nướu sẽ co lại theo thời gian.

Bên cạnh đó, phục hình tháo lắp bán toàn hàm thiết kế dành cho Cô Chú, Anh Chị chỉ mất vài răng. Đây là giải pháp được nhiều Cô Chú, Anh Chị quan tâm và ưa chuộng khi mất từ 1 đến 2 chiếc răng sử dụng. Kỹ thuật tháo lắp bán toàn hàm này chế tác ra phần răng và lợi bằng nhựa để khôi phục hình dạng và chức năng giống như răng thật đã mất.
Đặc biệt, phục hình tháo lắp bán toàn phần không chỉ giải quyết vị trí răng trống mà còn ngăn chặn tình trạng các răng thật còn lại có xu hướng xô lệch, thay đổi vị trí trên cung hàm.

>>> Tham khảo thêm: răng giả tháo lắp loại nào tốt
Ưu điểm, nhược điểm phục hình tháo lắp toàn hàm
Phục hình tháo lắp toàn hàm được đánh giá cao trong các phương pháp phục hồi răng mất hiện nay. Trên thực tế, hàm tháo lắp toàn hàm có nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên vẫn sẽ tồn tại một số nhược điểm nhất định.
Xét về ưu điểm, phục hình tháo lắp toàn hàm có các điểm nổi bật như sau:
- An toàn với cơ thể người: Vật liệu để cấu tạo nên hàm giả tháo lắp là từ nhựa Acrylic và khung hợp kim đã được kiểm duyệt về độ an toàn, đạt chuẩn Y khoa, hoàn toàn lành tính với cơ thể người.
- Thời gian điều trị tương đối nhanh: Thông thường, các loại hàm tháo lắp toàn hàm, lâu đời sẽ được làm từ hàm nhựa dẻo và hàm khung kim loại nên kỹ thuật để phục hình đơn giản, không mất quá nhiều thời gian để hoàn tất quy trình thực hiện (khoảng 4-6 ngày).
- Đảm bảo ăn nhai tương đối ở những năm đầu: Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, tốc độ tiêu xương hàm của Cô Chú, Anh Chị mà phục hình tháo lắp toàn hàm sẽ có khả năng ăn nhai tương đối, trung bình thường sử dụng hàm để ăn nhai, sinh hoạt tốt từ 3-5 năm.
- Tiết kiệm chi phí: Đây là phương pháp phục hồi mất răng mất có chi phí thấp nhất hiện nay.

Mặc dù có những ưu điểm nhưng phục hình tháo lắp toàn hàm cũng có nhiều nhược điểm đáng kể:
- Hạn chế trong ăn nhai: So với các phương pháp khác, phục hình tháo lắp chỉ phục hồi khả năng ăn nhai ở mức 30% – 40%. Khi ăn uống cũng chưa cảm nhận vị ngon của thức ăn nhiều vì thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc miệng.
- Bất tiện trong khi tháo lắp: Phục hình hàm tháo lắp toàn hàm vẫn còn khá lỏng lẻo, vướng víu ở trong miệng làm Cô Chú, Anh Chị cảm thấy khó chịu, thậm chí đối diện với cơn đau nhức và các vấn đề về răng miệng khác.
- Bất tiện khi vệ sinh: Khi sử dụng hàm tháo lắp thì Cô Chú, Anh Chị cần vệ sinh kỹ. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập gây ra các vấn đề về hôi miệng.
- Tiêu xương hàm: Phục hình tháo lắp toàn hàm sẽ không có lực tác động lên vùng xương hàm. Do đó, mật độ xương hàm dần tiêu biến đi. Điều này làm gương mặt của Cô Chú, Anh Chị bị móm, lão hóa, giảm độ thẩm mỹ,…
- Độ bền thấp: Phục hình tháo lắp toàn hàm sẽ không còn vững chắc như ban đầu. Từ đó làm cho khả năng ăn nhai và phát âm sẽ bị ảnh hưởng.
- Điều chỉnh nhiều lần: Khi phục hồi răng mất bằng hàm giả tháo lắp thì phần xương hàm sẽ bị tiêu. Cô Chú, Anh Chị cần đến thăm khám và điều chỉnh lại ở Nha khoa để xử lý kịp thời.

Phục hình tháo lắp sử dụng được bao lâu?
Khi Cô Chú, Anh Chị lựa chọn phục hình tháo lắp thì chỉ sử dụng được khoảng 3-5 năm đầu. Bởi lẽ, phương pháp này có độ bền thấp nhất trong số những phương pháp phục hồi răng mất hiện nay.
Một số lựa chọn có thể thay thế cho phục hình tháo lắp
Hiện nay, Cô Chú, Anh Chị có thể cân nhắc lựa chọn các phương pháp khác thay vì phục hình tháo lắp. Dưới đây là 2 phương pháp phổ biến, được ưa chuộng nhất hiện nay:
- Trồng răng Implant: Đây là giải pháp phục hồi răng được đánh giá là hoàn thiện và tối ưu nhất ở thời điểm hiện tại. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ Implant trực tiếp vào xương hàm. Sau đó sẽ gắn mão răng sứ lên để tạo thành chiếc răng giống như răng thật đã mất. Trồng Implant giúp khôi phục khả năng ăn nhai hiệu quả, tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó còn ngăn chặn tình trạng tiêu xương về lâu dài và tuổi thọ có thể lên đến trọn đời.
- Bọc răng sứ: Đây cũng được xem là giải pháp phục hồi răng mất hiệu quả bằng cách mài các răng kế cận để làm trụ lắp mão răng. Phương pháp này giúp ngăn các răng kế cận di chuyển so với vị trí ban đầu. Tuy nhiên, so với trồng răng Implant thì bọc răng sứ chưa khôi phục răng tối ưu, an toàn trong thời gian lâu dài.
Cách vệ sinh răng khi sử dụng phương pháp phục hình tháo lắp
Khi điều trị bằng phương pháp phục hình tháo lắp, Cô Chú, Anh Chị cần biết cách sinh răng miệng. Cụ thể như sau:
- Chải răng cẩn thận, sạch sẽ: Sử dụng một bàn chải mềm và chải răng 2 lần mỗi ngày để loại bỏ mảng bám ở cả bề mặt răng và kẽ răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Để hỗ trợ làm sạch kẽ răng và các vị trí mà bàn chải đánh răng khó len lỏi vào. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn gây nguy hiểm đến hàm tháo lắp khi sử dụng.
- Hạn chế đồ ăn và uống nhiều gia vị: Bởi vì chúng sẽ bám lên hàm giả tháo lắp và làm cho nướu răng bị kích ứng.
- Đặt hẹn với Bác sĩ để kiểm tra và vệ sinh hàm tháo lắp: Đến Bác sĩ nha khoa để loại bỏ kỹ các mảng bám. Bên cạnh đó còn kiểm tra trạng thái của phục hình của hàm giả.

Trên đây là bài viết về phương pháp phục hình tháo lắp giúp Cô Chú, Anh Chị có thêm kiến thức hữu ích để lựa chọn điều trị, phục hồi răng mất của mình một cách tối ưu nhất. Để biết thêm kiến thức mới thì theo dõi Kiến Thức Răng Miệng hôm nay nhé!