Nuốt răng giả hay nuốt răng thật vào bụng có sao không?

Nuốt răng vào bụng có sao không? Thường nuốt răng sẽ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, khiến đường ruột bị thủng, nhiễm trùng, thậm chí là tử vong. Nếu bạn quan tâm, hãy cùng Kiến Thức Răng Miệng tìm hiểu chi tiết hơn về việc nuốt răng vào bụng trong bài viết hôm nay!

Nguyên nhân nuốt răng vào bụng

Tình huống nuốt răng vào bụng hiếm khi xảy ra, nếu xảy ra là do ngẫu nhiên, không lường trước được. Vô tình nuốt răng xảy ra ở mọi lứa tuổi, có thể nuốt cả răng thật lẫn răng giả. Dưới đây là những nguyên nhân nuốt răng vào bụng:

  • Đối với răng thật:

Khi răng thật của người lớn bị lung lay hoặc răng sữa của trẻ em đang trong giai đoạn thay răng có thể gãy rụng bất kì lúc nào. Nhất là trong quá trình ăn uống sẽ dễ bị rơi ra ngoài theo thức ăn và chúng ta vô tình nuốt phải.

  • Đối với răng giả:

Khi sử dụng răng giả, nhất là hàm tháo lắp mà ăn uống những thực phẩm dẻo, cứng dễ khiến răng bị cuốn theo và rơi ra.
Hàm tháo lắp khi sử dụng trong thời gian dài sẽ bị nong rộng và rơi ra ngoài. Nếu không chú ý thì sẽ dễ nuốt phải trong quá trình ăn uống.

Khi vệ sinh răng giả hoặc khi đi ngủ không tháo răng giả ra sẽ dễ khiến răng bị tuột ra dẫn đến tình trạng nuốt răng vào bụng.
Nếu làm răng giả ở nha khoa kém uy tín, hàm giả không chắc chắn, không đảm bảo thì sẽ dễ rơi ra ngoài và nuốt phải khi ăn uống.

Cần chú ý trong ăn uống để không bị nuốt răng vào bụng
Cần chú ý trong ăn uống để không bị nuốt răng vào bụng

Nuốt răng răng vào bụng có sao không?

Nuốt răng vào bụng có sao không? Trường hợp nuốt răng là sự cố nguy hiểm khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng khi gặp phải. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa mà gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Nuốt răng thật vào bụng có sao không?

Lỡ nuốt răng thật vào bụng có sao không? Nếu nuốt răng nhưng không bị mắc kẹt ở lại mà rơi xuống dạ dày và đào thải ra ngoài theo đường vệ sinh thì không có gì quá nguy hiểm.

Tuy nhiên, nếu răng thật bị mắc kẹt sẽ gây ra nhiều biến chứng. Nếu kẹt ở khí quản sẽ gây khó nuốt, kẹt đường thở, hoặc dẫn đến suy hô hấp. Ngoài ra, nếu răng mắc kẹt có cạnh sắc sẽ gây thủng, rách thực quản.

Nuốt răng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe
Nuốt răng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Nuốt răng giả vào bụng có sao không?

Không hiếm những trường hợp nuốt phải răng giả, nhất là những Cô Chú, Anh Chị sử dụng hàm tháo lắp. Răng giả thường có móc kim loại, nếu nuốt phải sẽ vướng ở cổ họng gây trầy xước, nghẹn và khó thở. Có những người còn bị nôn khan, sốt, đau bụng dữ dội….

Nguy hiểm hơn, có người đã bị thủng đường ruột, dẫn tới nhiễm trùng, thậm chí là tử vong, cực kì nguy hiểm

Răng giả dễ lung lay và theo thức ăn rơi xuống bụng
Răng giả dễ lung lay và theo thức ăn rơi xuống bụng

Cách xử lý khi nuốt răng thật và giả vào bụng

Nếu không may bị nuốt răng thật hoặc răng giả vào bụng, Cô Chú, Anh Chị không nên cố gắng khạc nhổ để răng rơi ra ngoài mà cần làm những điều dưới đây :

  • Quan sát phân: Nuốt phải răng thật có sao không? Khi nuốt răng vào bụng, nếu không vướng lại ở vị trí nào đó trong cơ thể thì răng sẽ dễ dàng đi qua đường tiêu hóa và ra ngoài. Hãy quan sát kĩ, nếu răng ra ngoài cùng chất thải thì không cần quá lo lắng.
  • Đến ngay cơ sở y tế có trung tâm nội soi hoặc chuyên khoa ngoại tiêu hóa: Đây là cách xử lý khi nuốt răng thật đảm bảo an toàn nhất. Trong vòng 12 – 14 tiếng mà vẫn chưa thấy răng ra ngoài bằng đường tiêu hóa thì Cô Chú, Anh Chị cần chọn cơ sở y khoa uy tín để bác sĩ chụp x-quang, tìm vị trí răng bị mắc kẹt và gắp ra ngoài.
Cần đến gặp Bác sĩ càng sớm càng tốt khi chẳng may nuốt răng
Cần đến gặp Bác sĩ càng sớm càng tốt khi chẳng may nuốt răng

Một số lưu ý để phòng ngừa nuốt răng vào bụng

Chúng ta không thể biết lúc nào răng vô tình bị nuốt vào bụng gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, cần có những cách phòng ngừa để đảm bảo an toàn:

Phòng ngừa cho trẻ nhỏ

  • Nếu con ở độ tuổi chuẩn bị thay răng sữa thì bố mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn. Hướng dẫn con để ý kĩ chiếc răng sữa lung lay sắp gãy. Đúng thời điểm, cần loại bỏ răng sữa tránh trường hợp răng tự rụng và con nuốt phải răng.
  • Nhắc nhở con lưu ý trong việc ăn uống nếu có răng bị lung lay để trẻ có thể tránh nuốt răng cùng với thức ăn.

Phòng ngừa cho người lớn

  • Cô Chú, Anh Chị cần hạn chế ăn thức ăn quá cứng, dẻo, dính khi đang có răng bị lung lay hay đeo răng giả. Cần ăn chậm, nhai kỹ rồi mới nuốt để đảm bảo răng không tự rụng và không may nuốt phải
  • Khi sử dụng hàm giả tháo lắp thì cần tháo hàm giả ra ngoài khi ngủ để đảm bảo an toàn.
  • Sử dụng hàm giả lâu năm cần quan sát kĩ, nếu hàm giả có dấu hiệu nong rộng thì cần thay hàm mới càng sớm càng tốt.
  • Cô Chú, Anh Chị cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để phục hình để có được hàm răng bền chắc, tuổi thọ cao.
  • Cần cân nhắc sử dụng biện pháp trồng răng Implant để răng luôn được chắc chắn, khả năng ăn nhai như răng thật, đảm bảo không nuốt răng vào bụng so với hàm giả tháo lắp.

>>> Tham khảo thêm: Trồng răng implant có tốt không? Lợi ích của cấy ghép Implant

Người lớn đeo răng giả thường xuyên cần chú ý để không bị nuốt răng
Người lớn đeo răng giả thường xuyên cần chú ý để không bị nuốt răng

Nuốt răng thật vào bụng là những trường hợp hiếm gặp nhưng không phải là không xảy ra. Vì thế, các Cô Chú, Anh Chị cần hết sức lưu ý, nếu lỡ nuốt phải cần xử lý càng sớm càng tốt. Bài viết trên đã giải thích cho bạn biết nuốt răng vào bụng có sao không? Nếu bạn muốn biết thêm kiến thức mới, hãy theo dõi trongrangimplant.com.vn ngay hôm nay nhé!

button-appointment
button-zalo
button-home
button-map

TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỒNG RĂNG
IMPLANT PHÙ HỢP CHO TỪNG CÁ NHÂN

Kế hoạch điều trị mất răng cá nhân hóa với Bác sĩ chuyên
sâu implant tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí điều trị

Cô Chú, Anh Chị để lại thông tin, Trợ lý bác sĩ sẽ liên lạc lại sau 5 phút