Răng số 7 đóng vai trò chính trong ăn nhai nên dễ bị dính mảng bám, vi khuẩn trú ngụ, bệnh lý răng miệng cũng từ đó mà ra. Cuối cùng phải dẫn đến nhổ răng số 7.
Mục Lục Nội Dung
ToggleVị trí và vai trò răng số 7
Người trưởng thành có 4 răng số 7 nằm đối xứng ở 2 hàm trên dưới. Răng số 7 là chiếc răng hàm nằm trước răng khôn (răng số 8). Răng số 6, răng số 7 và răng số 8 là bộ 3 chiếc răng cối có kích thước lớn trong hàm.
Trong đó răng số 6 và răng số 7 là bộ đôi răng có nhiệm vụ nhai và nghiền nát thức ăn, kết hợp với enzym trong khoang miệng để thức ăn mềm ra, tiêu hóa tốt hơn khi đưa xuống dạ dày.
Nếu răng số 7 bị sâu, viêm, tổn thương thì khả năng nhai cũng sẽ suy giảm rõ rệt, 1 răng số 7 bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến răng số 7 phía đối diện và răng số 7 ở hàm còn lại.
Có nên nhổ răng hàm số 7 không?
Khi răng số 7 bị hỏng hoặc tổn thương nghiêm trọng thì tùy vào mức độ, tình trạng răng mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị hay nhổ bỏ. Vậy răng số 7 có nhổ được không? Nếu răng số 7 bị những trường hợp dưới đây thì nên tiến hành nhổ để tránh những biến chứng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và các răng bên cạnh:
- Răng số 7 mọc lệch, mọc ngầm khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn. Từ đó vi khuẩn, mảng bám tích tụ nhiều dẫn đến hôi miệng, hư răng.
- Răng số 7 bị bể sát chân răng, viêm tủy, hỏng nghiêm trọng cần nhổ gấp để tránh biến chứng
- Do tai nạn hoặc va chạm mạnh khiến răng số 7 bị sứt mẻ, không thể giữ lại răng
- Răng số 7 bị tình trạng viêm chóp, viêm nha chu nặng, thậm chí đã dẫn đến tình trạng viêm xương
- Răng số 7 bị viêm tét nứt chân răng, xuất hiện triệu chứng tiêu xương hàm
>>> Tham khảo thêm: Mất răng nên khắc phục bằng phương pháp nào
Nguyên nhân cần phải nhổ răng số 7
Răng số 7 bị tổn thương nếu để lâu sẽ phá hỏng cấu trúc của răng. Nếu các biện pháp nha khoa không thể điều trị hay phục hồi được thì Cô Chú, Anh Chị cần nhổ bỏ sau đó trồng lại răng mới.
Việc trồng lại răng số 7 giúp cho việc ăn nhai dễ dàng hơn. Nếu răng số 7 bị yếu, tổn thương thì thức ăn sẽ không được nghiền kỹ trước khi đưa xuống dạ dày gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
Răng số 7 bị tổn thương dẫn đến viêm nha chu, viêm chóp chân răng,… nên nhổ bỏ sớm để đau nhức và gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
Tuy không nằm ở vị trí quan trọng như răng cửa nhưng việc trồng lại răng số 7 giúp mang lại vẻ thẩm mỹ cho hàm răng, giúp Cô Chú, Anh Chị tự tin hơn trong giao tiếp.
Nhổ răng số 7 có nguy hiểm không?
Mặc dù không gây nhiều biến chứng như răng khôn số 8 nhưng răng số 7 có kích thước lớn, nhiều chân răng và cấu tạo phức tạp. Vị trí của răng số 7 nằm ở cuối hàm – nơi tập trung nhiều mạch máu và dây thần kinh, lại cắm sâu trong ổ xương hàm nên việc nhổ răng cũng khá nguy hiểm.
Vì thế để nhổ răng số 7 an toàn, không quá đau đớn cần lựa chọn nha khoa uy tín, chất lượng, bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao để thực hiện việc nhổ răng đúng kĩ thuật, hạn chế tổn thương mô.
Nhổ răng số 7 có đau không?
Răng số 7 là răng hàm quan trọng vì thế nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng liệu nhổ răng số 7 có đau không. Việc nhổ răng sẽ gây đau, chảy máu là điều phải trải qua.
Tuy nhiên Cô Chú, Anh Chị không cần phải quá lo lắng vì trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, giảm cảm giác đau đớn, ê nhức. Trong khoảng 2-3 ngày, cảm giác đau nhức sẽ dần bớt đi và trở lại bình thường.
Nhổ răng số 7 bao lâu thì nên trồng lại?
Sau khi nhổ răng số 7, thời gian trồng lại tốt nhất là khoảng từ 3-6 tháng, lúc này xương hàm đã bắt đầu lành thương và ổn định.
- Nếu trồng răng số 7 quá sớm xương hàm vẫn còn bị tổn thương chưa đủ thời gian ổn định, sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức, răng mới trồng dễ bị lỏng lẻo, đào thải.
- Nếu trồng răng muộn thì sẽ dẫn đến nguy cơ xương hàm tiêu biến, việc trồng răng sẽ khó khăn hơn, thậm chí phải ghép xương.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp có thể trồng lại răng ngay sau khi nhổ bằng phương pháp Implant. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào cơ địa, khả năng lành thương của mỗi người và quan trọng là có sự chỉ định của bác sĩ.
Nhổ răng số 7 trồng lại bằng cách nào?
Hiện nay, việc trồng răng số 7 bằng phương pháp cấy ghép Implant đang là giải pháp hiện đại và hiệu quả nhất. Kỹ thuật này khôi phục được răng bị mất từ chân răng đến thân răng.
Các bác sĩ sẽ dùng trụ Implant cắm trực tiếp vào xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất. Sau khi trụ Implant tích hợp, bác sĩ sẽ gắn mão sứ lên trên, Cô Chú, Anh Chị sẽ có được một chiếc răng với màu sắc, hình dáng và kích thước giống như răng thật.
Ưu điểm của phương pháp này là tuổi thọ răng Implant kéo dài lên đến 20 năm hoặc trọn đời. Sau khi trồng răng Implant sẽ thoải mái ăn uống, không còn cảm giác đau nhức ê buốt, đặc biệt ngăn ngừa được tình trạng tiêu xương hàm vô cùng hiệu quả.
Hạn chế của phương pháp này chính là phải đảm bảo sức khỏe, xương hàm chắc chắn mới có thể thực hiện được và quan trọng là chi phí phải bỏ ra tương đối cao.
Sau khi trồng răng số 7 nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống sau khi trồng răng vô cùng quan trọng vì sẽ quyết định đến sự thành công của ca cấy ghép Implant. Vậy, sau khi trồng răng Implant nên kiêng ăn gì và bổ sung gì cho cơ thể?
Những thực phẩm nên ăn để nhanh lành thương
- Ăn những món mềm, lỏng như cháo súp, canh để không tác động quá nhiều đến chân răng mới trồng, giảm việc đau nhức và giúp tăng khả năng lành thương.
- Cung cấp thêm các thực phẩm giàu vitamin D như sữa, trứng, cá để thúc đẩy chuyển hóa canxi và duy trì cấu trúc xương, giúp quá trình tích hợp giữa xương hàm và trụ Titanium nhanh chóng hơn
- Bổ sung thêm trái cây, rau củ như cam, bưởi, dâu, cà rốt, bông cải xanh, ớt chuông… để tăng sức đề kháng, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi vết thương.
Những thực phẩm nên kiêng để tránh gây biến chứng?
- Tránh các loại thức ăn quá dai, cứng vì lúc này trụ Implant đang cần thời gian để tích hợp, lành thương. Nếu hoạt động mạnh và liên tục sẽ gây đau nhức và có thể xảy ra biến chứng.
- Hạn chế ăn thức ăn chua cay vì sẽ khiến răng bị ê buốt, kích ứng vùng nướu
- Kiêng thức ăn, nước uống có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ lâu lành thương, thậm chí là gây chảy máu kéo dài.
- Không uống rượu, bia và các thức uống có ga ít nhất 4 tuần sau khi cấy ghép Implant. Những chất kích thích này làm lâu lành thương, dễ bị nhiễm trùng.
Bài viết trên đây giúp Cô Chú, Anh Chị biết được nhổ răng số 7 bao lâu thì trồng lại được. Nhổ răng số 7 có đau không, có nguy hiểm không để có được sự chuẩn bị. Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về răng miệng, hãy theo dõi Kiến Thức Nha Khoa ngay hôm nay nhé!
>> > Xem thêm:
Trồng răng implant có tốt không? Lợi ích của cấy ghép Implant
5 yếu tố quyết định trồng răng implant bao lâu thì lành