Mất răng có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là ở người lớn tuổi, răng dần yếu đi, làm chức năng nhai suy giảm đáng kể. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến mất răng phổ biến và giải pháp phục hồi răng hiệu quả hiện nay.
1. Những nguyên nhân dẫn đến mất răng
Mất răng có thể do chấn thương vùng hàm mặt, do thói quen sinh hoạt và vệ sinh răng miệng dẫn đến các bệnh lý về răng, do tuổi tác hoặc do di truyền, gây ra nhiều khó khăn, bất tiện và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.
Mất răng do tai nạn, chấn thương: Những sự cố trong sinh hoạt, thể thao làm chấn thương vùng hàm, mặt có thể dẫn đến mất răng.
Bệnh lý răng miệng: Người bị sâu răng, viêm nha chu nặng, răng khôn mọc lệch… buộc phải nhổ bỏ răng để bảo vệ các răng bên cạnh. Các bệnh lý này thường xảy ra do thói quen vệ sinh răng miệng kém, các mảng bám thức ăn không được làm sạch còn sót lại, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, tấn công răng.
Răng sâu nặng cần phải nhổ bỏ để bảo vệ các răng kế cận
Thói quen ăn uống gây hại cho răng: Nhiều người có thói quen ăn nóng, uống lạnh, ăn các món ăn quá dai hoặc quá cứng rất dễ làm tổn thương răng, răng dễ bị ê buốt, lung lay. Ngược lại, việc chỉ ăn các loại thức ăn mềm, răng và nướu ít hoạt động hơn, lâu dần có thể làm giảm khả năng chịu lực của răng, khiến răng suy yếu.
Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai: Sự thay đổi hormone nữ có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với các vi khuẩn bám trên răng, dễ gây sâu răng, tổn thương tuỷ răng.
Lão hóa ở người lớn tuổi: Càng lớn tuổi, xương và răng dần bị suy yếu, dễ bị gãy rụng, rất dễ dẫn đến mất răng hàng loạt.
2. Mất răng và những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
Mất răng là vấn đề khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị lo lắng do những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và tinh thần.
- Suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá: Mất răng gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và ăn uống, đặc biệt đối với người mất nhiều răng, khả năng nhai, nghiền nát thức ăn ở miệng bị giảm sút khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, lâu dần gây ra các bệnh về tiêu hoá như đau dạ dày, giảm hấp thu ở ruột non…
- Nguy cơ tiêu xương ổ răng: theo các nghiên cứu, xương hàm tại vị trí răng mất có xu hướng tiêu biến dần khoảng 3 tháng sau khi mất răng. Nguyên nhân là do vùng xương này mất đi lực nhai tác động, dẫn đến suy giảm mật độ xương.
Xương hàm bị tiêu biến dần sau khi mất răng
- Lão hoá sớm: xương hàm bị tiêu biến làm thay đổi cấu trúc khung xương, khiến má bị hóp lại, da mặt dần nhăn nheo, chảy xệ. Mất răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, khiến nhiều người trở nên thiếu tự tin trong giao tiếp hằng ngày.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: mất xương lâu ngày, xương hàm bị teo nhỏ, kèm với đó là hiện tượng tụt nướu khiến các dây thần kinh nằm gần niêm mạc hơn và dễ bị tổn thương, gây đau đầu, đau khớp thái dương hàm, suy giảm trí nhớ…
3. Giải pháp điều trị mất răng ở người trung niên
Dù do bất kì nguyên nhân nào, mất răng đều gây ra nhiều tác động đến sức khoẻ, do đó, Cô Chú, Anh Chị nếu không may mất răng cần sớm điều trị để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay, trồng răng Implant là giải pháp phục hồi răng mất được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện và được áp dụng rộng rãi tại nhiều nha khoa. Đây là phương pháp cấy ghép một răng giả vào trong xương hàm nhằm thay thế cho răng đã mất.
Phương pháp cấy ghép răng Implant
Trồng răng Implant mang lại hàm răng chắc khoẻ, tự nhiên như răng thật, giúp Cô Chú, Anh Chị ăn nhai thoải mái, thuận tiện trong việc vệ sinh răng miệng. Phục hồi răng giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng tiêu xương hàm và các biến chứng do mất răng gây ra như tụt nướu, lão hoá sớm khuôn mặt, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và hệ thần kinh…
Cô Chú, Anh Chị nên sớm đến khám, tư vấn và điều trị mất răng hiệu quả.