Mất răng là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, ung thư dạ dày, tiêu xương, tim mạch và nướu răng.
Mục Lục Nội Dung
ToggleMất răng làm thay đổi diện mạo và xuất hiện triệu chứng móm
Phần chân răng của chúng ta được cố định trong xương hàm để tạo ra lực nhai cần thiết. Lực nhai này giúp kích thích tế bào xung quanh để tái tạo xương mới. Khi mất răng, quá trình kích thích tạo xương này không còn diễn ra. Với thời gian, xương hàm bị teo lại, gây yếu đi. Xương hàm giữ vai trò là khung nâng đỡ cho môi và má, khi bị tiêu, môi và má sẽ bị chảy xệ và nhăn nheo.
Tiêu xương còn làm cho gương mặt trở nên ngắn lại theo chiều đứng, cằm nhô ra trước, môi trên lép và mũi trông to hơn. Đây là nguyên nhân khiến khớp cắn ngược (chứng móm) và làm chúng ta trông già hơn.
Các vấn đề về hệ tiêu hóa
Sức khỏe răng miệng đóng vai trò quan trọng trong việc ăn uống và hoạt động của hệ tiêu hóa. Mất răng làm giảm khả năng nhai, khiến thức ăn khó được nghiền nát, gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, khó tiêu.
Nghiên cứu từ Harvard T.H. Chan School of Public Health cho thấy, những người có tiền sử bệnh nướu răng có nguy cơ mắc ung thư thực quản và dạ dày cao hơn đáng kể. Nguy cơ mắc ung thư thực quản tăng 42%, ung thư dạ dày tăng 33% ở những người mất răng.
Mất răng tăng cường sự hiện diện của vi khuẩn xấu trong miệng, chúng di chuyển đến đường tiêu hóa thông qua nước bọt, gây mất cân bằng hệ thống tiêu hóa.
Bệnh tim mạch
Giảm số lượng răng có thể làm tăng mức độ của Lp-PLA2. Lp-PLA2 là một loại enzyme gây viêm, thúc đẩy cứng động mạch và làm tăng các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như cholesterol xấu, lượng đường trong máu, và huyết áp. Bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng những người mất răng thường ít hấp thụ rau, chất xơ và vitamin A do khó nhai, nhưng lại tiêu thụ nhiều cholesterol, chất béo bão hòa và calo, tạo điều kiện cho các bệnh như tim mạch và ung thư phát triển.
Bệnh nướu răng
Mất răng tăng nguy cơ phát triển bệnh nướu răng. Khi mất răng, thức ăn dễ bị mắc kẹt tại vị trí trống trên hàm răng và khó vệ sinh, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Các chất độc từ vi khuẩn trong mảng bám tích tụ có thể gây viêm nướu, dẫn đến kích ứng và viêm lan rộng.
Bệnh nướu răng không chỉ gây hôi miệng mà còn liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng khác như tiểu đường, bệnh tim mạch, đột quỵ, nhiễm trùng huyết và nguy cơ sinh non hoặc thiếu cân ở phụ nữ mang thai.
Nguồn tổng hợp: https://trongrangimplant.com.vn/