Tờ Journal of Dental Research nhận định căng thẳng kéo dài tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm tăng lượng cortisol cùng nguy cơ viêm nhiễm nướu mãn tính đây là mối liên quan giữa stress và mất răng. Để hiểu rõ hơn về mối liên hệ này Dr. Care mời Cô Chú, Anh Chị cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.
Mục Lục Nội Dung
ToggleTác động của stress đến việc mất răng
Stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, tăng cường các phản ứng viêm trong cơ thể. Điều này làm suy yếu khả năng chống lại các bệnh liên quan đến răng như bệnh nướu và sâu răng. Khi các bệnh này trở nên nghiêm trọng hơn, nguy cơ mất răng cũng tăng lên đáng kể.
Nguy cơ viêm nha chu do stress
Stress liên tục có thể dẫn đến việc phát triển các thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng, chẳng hạn như không chú trọng vệ sinh răng miệng hoặc lạm dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu. Những thói quen này nếu kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu và các vấn đề răng miệng khác, có thể dẫn đến mất răng và tiêu xương hàm.
Stress và chứng nghiến răng
Nghiến răng thường xảy ra khi ngủ và không được nhận biết. Điều này có thể gây tổn thương răng như nứt, mòn, hoặc rối loạn khớp thái dương. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương tủy răng và mất răng. Các nguyên nhân thường thấy của nghiến răng bao gồm hút thuốc, sử dụng chất kích thích và stress.
Stress gây răng nhạy cảm và dễ gãy
Theo nghiên cứu, stress có thể gây mất răng. Tình trạng này không xảy ra ngay lập tức mà phát triển theo thời gian. Stress kéo dài làm hỏng và làm cho răng không còn bám chặt vào nướu. Cuối cùng, răng trở nên nhạy cảm, lung lay và dễ gãy.
Stress tăng nguy cơ bị sâu răng
Stress thường xuyên có thể khiến cơ thể đào thải các khoáng chất bảo vệ và tạo môi trường axit thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, từ đó dẫn đến sâu răng. Một mối liên hệ khác giữa stress và sâu răng là xu hướng tiêu thụ thực phẩm ngọt và chất kích thích trong tình trạng căng thẳng, làm tăng nguy cơ sâu răng.
Hậu quả của stress đối với thói quen chăm sóc răng miệng
Stress thường khiến mọi người cảm thấy khó chịu và bị ức chế, dẫn đến việc tìm kiếm các phương pháp giải tỏa như sử dụng chất kích thích, thuốc ngủ, hay ăn uống không kiểm soát, đồng thời thường xuyên bỏ qua việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Những thói quen này có thể gây hại nghiêm trọng cho nướu và răng, khiến chúng trở nên yếu đi và dễ tổn thương hơn, từ đó stress trở thành một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Biểu hiện stress dẫn đến mất răng
Thường thì mọi người không nhận thức được ảnh hưởng của stress lên sức khỏe răng miệng. Các triệu chứng thường không rõ ràng và ngày càng trở nên nghiêm trọng mà không được chú ý do tập trung vào những lo lắng khác. Khi các dấu hiệu như rụng răng xuất hiện rõ ràng, thường là đã quá trễ.
- Khô miệng do Stress: Trong tình trạng căng thẳng, việc kiểm soát hơi thở thường bị mất đi, dẫn đến việc thở nhanh qua miệng, gây ra tình trạng khô miệng. Đây là một trong những nguyên nhân chính của việc mất răng liên quan đến stress.
- Loét áp-tơ và Stress: Loét áp-tơ, những vết loét đau đớn trong miệng, có thể hình thành do stress. Thói quen cắn môi hoặc má trong tình trạng căng thẳng làm tổn thương các mô mềm, gây ra các loét này.
Cách giảm stress để bảo vệ sức khỏe răng miệng
Việc chăm sóc răng miệng hiệu quả không chỉ giúp răng khỏe mạnh mà còn tăng cường sự tự tin và cải thiện chất lượng cuộc sống. Một chế độ ăn uống cân đối và đầy đủ dinh dưỡng giúp duy trì sức khỏe răng miệng và cơ thể, đồng thời cải thiện tâm trạng và chất lượng cuộc sống.
- Tạo Tinh Thần Lạc Quan, Thoải Mái: Tâm trạng tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Một tinh thần vui vẻ, thoải mái sẽ tạo động lực để chăm sóc bản thân và răng miệng một cách tốt hơn.
- Tập Luyện Để Giảm Stress: Các bài tập như yoga, pilates, thiền được các chuyên gia khuyến nghị giúp giảm stress và thư giãn. Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, vận động cơ thể qua các hoạt động này có thể giúp giảm căng thẳng và thư giãn cơ bắp, bao gồm cả việc giảm chứng nghiến răng.
- Chăm Sóc Răng Miệng Định Kỳ: Việc chủ động chăm sóc răng miệng và kiểm tra định kỳ giúp theo dõi và duy trì sức khỏe răng miệng, đồng thời duy trì tinh thần lạc quan.
- Ngủ Đủ Giấc: Một giấc ngủ đầy đủ và chất lượng giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, từ đó giảm việc sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe răng miệng.
Nguồn tổng hợp: https://trongrangimplant.com.vn/