Mất răng toàn hàm gây ra nhiều hệ quả tiêu cực đến sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị, cụ thể như: tiêu xương hàm, suy giảm chức năng ăn nhai,… Do đó, Cô Chú, Anh Chị nên tìm hiểu về cách điều trị để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên nhân, hậu quả của mất răng toàn hàm và cách khắc phục tốt nhất.
Mục Lục Nội Dung
ToggleNguyên nhân làm mất răng toàn hàm
Hiện nay, các trường hợp bị mất răng toàn hàm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý:
Nha chu bị viêm kéo dài
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất răng toàn hàm đó là viêm nha chu kéo dài ở người trưởng thành. Nếu xuất hiện các triệu chứng như: Tụt lợi, chảy máu, sưng tấy ở lợi gây đau nhức, thậm chí là hôi miệng thì Cô Chú, Anh Chị cần đến Bác sĩ Nha khoa kiểm tra để kịp thời điều trị.
Viêm nha chu xảy ra không chỉ gây nguy hiểm đến phần nướu răng, mà làm ảnh hưởng đến vùng xương ổ răng dẫn đến răng mất toàn hàm.
>>> Xem thêm: Người bị viêm nha chu nên ăn gì và cần kiêng gì?
Sâu răng
Sâu răng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng toàn hàm. Bệnh lý này xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ dẫn đến các mảng bám, vụn thức ăn tích tụ, tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào và gây nguy hiểm đến tủy răng. Tất nhiên khi tủy răng bị viêm thì sẽ làm các chân răng lung lay. Nếu để trong thời gian dài không điều trị sẽ khiến răng toàn hàm rụng dần.
Chóp răng viêm, nhiễm trùng
Viêm quanh chóp răng là tình trạng các mô quanh chóp răng bị phá hủy, xuất hiện tình trạng dịch tủy bị hoại tử bị chảy ra ngoài qua các lỗ ở chóp răng. Điều này đem đến cảm giác khó chịu và mùi hôi gây mất tự tin. Hơn thế nữa, khi chóp răng viêm, nhiễm trùng sẽ có các vi khuẩn làm lây lan đến chân răng, gây viêm xương, thậm chí làm mất răng toàn hàm.
Chấn thương
Một số chấn thương xảy ra ở vùng đầu, vùng mặt hoặc vùng cổ sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ phần cung hàm. Trong trường hợp nặng thì có thể sẽ dẫn đến việc mất răng toàn hàm.
Tuổi già
Cô Chú, Anh Chị ở độ tuổi càng cao thì sức đề kháng yếu dần đi, thiếu hụt canxi sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là tình trạng mất răng toàn hàm xảy ra gây nguy hiểm đến sức khỏe của mình.
Những ảnh hưởng nghiệm trọng khi mất răng toàn hàm
Việc mất răng toàn hàm đem lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của Cô Chú, Anh Chị. Nếu để lâu không điều trị thì sẽ xuất hiện một số hậu quả như sau:
Không còn răng để ăn nhai
Chức năng ăn nhai rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Cho nên, khi mất răng toàn hàm, nhiều Cô Chú, Anh Chị sẽ không thể ăn uống một cách thoải mái. Điều này gây cản trở trong mỗi bữa ăn và làm cho cơ thể thiếu chất hấp thụ, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Thức ăn không được nghiền nát (ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa)
Mất răng toàn hàm sẽ làm cho Cô Chú, Anh Chị khó khăn hơn trong việc làm nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Lúc này, dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn chưa qua xử lý, thành dạ dày phải hoạt động với công suất lớn hơn để co bóp. Theo thời gian dài hoạt động như vậy sẽ gây ra bệnh đau bao tử, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Xương hàm bị suy giảm
Khi toàn hàm bị mất răng trong thời gian dài thì phần xương hàm dần tiêu biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng lẫn tính thẩm mỹ. Trên thực tế, nhiều trường hợp bị tiêu xương hàm thường bị móm, khuôn mặt biến dạng, da chảy xệ, xuất hiện nếp nhăn,…
>>> Tham khảo thêm: Trồng răng Implant có khắc phục được tiêu xương không
Phát âm không chính xác
Phát âm không chính xác, nói ngọng là những hậu quả nghiêm trọng khi mất răng toàn hàm gây ra. Bởi lẽ, hoạt động tạo ra âm thanh là sự kết hợp của hai dây âm thanh lưỡi và răng. Tuy nhiên, khi mất răng sẽ làm cho giọng nói thay đổi, khó nghe hơn bình thường. Điều này làm cho Cô Chú, Anh Chị gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Lệch khớp cắn
Khi mất răng toàn hàm sẽ làm cho hai hàm trên và dưới của Cô Chú, Anh Chị bị lệch và không cắn khít lại với nhau. Điều này sẽ làm cản trở việc ăn nhai, lâu dần sẽ bị đau nhức khớp thái xương hàm và mỏi hàm. Ngoài ra, lệch khớp cắn còn gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của gương mặt và khó khăn trong việc phát âm.
Gương mặt lão hóa nhanh chóng
Mất răng toàn hàm còn ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ trên khuôn mặt. Việc mất răng lâu năm sẽ làm xương hàm ngày càng tiêu đi khiến da nhăn nheo, khuôn mặt bị lão hóa, già hơn so với tuổi thật.
Một số hậu quả khác
Mất răng toàn hàm còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến cơ thể suy yếu đi và tinh thần ngày càng mệt mỏi. Theo các nhà khoa học giải thích rằng sự chuyển động của răng và cơ hàm sẽ tạo ra sự kết nối cảm giác, tăng lưu lượng của máu lên não bộ, xuất hiện hình ảnh và gợi lại ký ức. Tuy nhiên, khi mất răng thì tín hiệu này sẽ ít kết nối hơn nên dẫn đến việc trí nhớ bị suy giảm, hay quên.
Ngoài ra, hậu quả khác của việc mất răng toàn hàm là xuất hiện các chứng đau đầu, rối loạn thái dương hàm, đau dây thần kinh. Điều này bắt nguồn từ việc răng trên cung hàm bị mất hết thì khi ăn nhai sẽ tác động lực trực tiếp lên nướu và xương hàm một cách bất thường, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối hai xương hàm.
Thời điểm khắc phục mất răng toàn hàm phù hợp nhất
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, thời điểm khắc phục mất răng toàn hàm phù hợp nhất đó là khoảng 3 – 6 tháng kể từ khi mất răng. Bởi lẽ, đây là giai đoạn mà vị trí mất răng đã lành thương và xương hàm chưa bị tiêu giảm nhiều, đáp ứng tốt điều kiện phục hồi răng mất. Chính vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý thời gian này để tiến hành điều trị một cách hiệu quả và an toàn nhất.
Phương pháp điều trị mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm trong thời gian dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của Cô Chú, Anh Chị. Chính vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần cân nhắc và lựa chọn phục hồi răng mất bằng cách phương pháp phổ biến hiện nay. Dưới đây là 2 phương pháp điều trị được nhiều Bác sĩ tư vấn nhiều mà Cô Chú, Anh Chị không nên bỏ qua:
Hàm giả tháo lắp toàn hàm
Hàm giả tháo lắp toàn hàm có cấu trúc giống như hàm răng thật đã mất, bao gồm: Phần nướu nhựa bao trùm toàn bộ phần nướu thật kết hợp với 12-14 chiếc răng được lắp ở phía trên. Hàm toàn phần này sử dụng cho các trường hợp mất toàn bộ răng hoặc chỉ còn sót lại 1-2 chiếc răng.
Xét về ưu điểm thì hàm giả tháo lắp sở hữu các điểm nổi bật sau:
- An toàn khi lắp vào khoang miệng: Hàm giả tháo lắp được cấu tạo từ vật liệu có độ an toàn, đạt chuẩn Y khoa, lành tính với cơ thể.
- Quá trình điều trị tương đối nhanh: Đối với các loại hàm tháo lắp thì thì thời gian điều trị nhanh với các thao tác đơn giản, cụ thể là khoảng 4-6 ngày thì Cô Chú, Anh Chị đã sở hữu một hàm giả tháo lắp để ăn nhai.
- Đảm bảo chức năng ăn nhai mức tương đối: Khi điều trị mất răng toàn hàm bằng hàm giả tháo lắp thì khả năng ăn nhai được khôi phục một cách tương đối. Thông thường, tuổi thọ trung bình của hàm tháo lắp khoảng 3-5 năm tùy vào tốc độ tiêu xương hàm và quá trình chăm sóc khác nhau của Cô Chú, Anh Chị.
- Chi phí điều trị thấp: Hàm giả tháo lắp có phí điều trị thấp hơn so với các phương pháp phục hồi răng mất trên thị trường.
Hàm giả tháo lắp có chi phí điều trị thấp hơn so với các phương pháp phục hồi răng mất hiện đại
Ngược lại, hàm giả tháo lắp vẫn còn nhiều nhược điểm như là:
- Hạn chế trong việc cảm nhận thức ăn: Khi dùng hàm tháo lắp, Cô Chú, Anh Chị sẽ ít cảm nhận được hết vị của thức ăn do thức ăn không tiếp xúc được với niêm mạc miệng.
- Bất tiện khi tháo lắp: Trên thực tế, hàm giả tháo lắp còn lỏng lẻo, dễ rơi, thậm chí là vướng víu trong khoang miệng. Điều này sẽ làm Cô Chú, Anh Chị cảm thấy khó chịu khi sử dụng.
- Không khắc phục tình trạng tiêu xương: Sử dụng hàm tháo lắp trong thời gian dài sẽ không có lực tác động lên vùng xương hàm, dẫn đến tiêu xương gây biến dạng gương mặt, lão hóa sớm.
Trồng răng Implant toàn hàm
Trồng răng Implant là giải pháp phục hồi mất răng toàn hàm tối ưu nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép trụ làm từ Titanium vào xương hàm để tạo thành chân răng thay thế chân răng đã mất. Sau đó, Bác sĩ tiến hành gắn mão răng sứ lên trên Implant thông qua khớp nối để hoàn tất quy trình.
Trồng răng Implant giúp phục hồi răng mất một cách hiệu quả với các ưu điểm nổi trội sau:
- Phục hồi toàn bộ chức năng ăn nhai: Đây là ưu điểm vượt trội của trồng răng Implant so với các phương pháp khác. Cô Chú, Anh Chị sẽ thoải mái ăn nhai mà không lo răng bị nứt, vỡ,…
- Nâng cao độ thẩm mỹ: Khi cấy ghép Implant, Cô Chú, Anh Chị sẽ được lấy dấu răng và chế tác mão răng sứ phù hợp với răng thật đã mất. Điều này đem lại độ tự nhiên, tính thẩm mỹ cao trên gương mặt.
- Ngăn chặn tình trạng tiêu xương: Trụ Implant tích hợp vào xương hàm có cấu tạo từ Titanium tinh khiết, an toàn khắc phục tốt tình trạng tiêu xương diễn ra.
- Không ảnh hưởng đến răng thật kế cận: Quá trình cấy ghép Implant diễn ra độc lập, chỉ tác động vào vị trí răng mất nên sẽ không ảnh hưởng đến răng thật kế cận của Cô Chú, Anh Chị.
- Độ bền cao: Thông thường, thời gian sử dụng của răng Implant lên đến 20 năm, thậm chí là trọn đời nếu Cô Chú, Anh Chị biết chăm sóc đúng cách.
Trồng răng Implant có ưu điểm về độ bền cao, thậm chí là trọn đời nếu chăm sóc đúng cách
Tuy nhiên, trồng răng Implant cũng có một số nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:
- Yêu cầu trình độ chuyên môn của Bác sĩ cao: Kỹ thuật cấy ghép Implant phức tạp và cần độ chính xác cao nên Bác sĩ cần có kinh nghiệm, lành nghề từ 3 năm trở lên.
- Hệ thống trang thiết bị tiên tiến, chuyên biệt: Để cấy ghép Implant hiệu quả, an toàn thì Nha khoa cần trang bị phòng phẫu thuật và dụng cụ đầy đủ, đáp ứng tốt điều kiện vô trùng.
- Chi phí cao hơn so với phương pháp khác: Phí cấy ghép Implant khá cao, trung bình khoảng 10-30 triệu/ trụ tùy vào dòng trụ và Bác sĩ điều trị.
>>> Xem thêm: Quy trình trồng răng Implant chuẩn Y khoa mà bạn nên biết
Trồng răng Implant và răng giả tháo lắp phương pháp nào tốt hơn?
Khi mất răng toàn hàm, Cô Chú, Anh Chị cần tham khảo các phương pháp phục hồi răng mất hiệu quả để điều trị. Hiện nay, trồng răng Implant được nhiều Chuyên gia và Bác sĩ đánh giá cao hơn so với răng giả tháo lắp.
Bởi lẽ, cấy ghép Implant vừa giúp khôi phục chức năng ăn nhai toàn diện vừa tăng tính thẩm mỹ trên khuôn mặt. Đối với phương pháp răng giả tháo lắp thì chức năng ai nhai chỉ đạt khoảng 70% so với răng thật. Do đó, Cô Chú, Anh Chị sẽ gặp nhiều bất tiện trong quá trình ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày.
>>> Xem thêm: Trồng răng implant có tốt không? Lợi ích của cấy ghép Implant
Phẫu thuật cắm trụ Implant có đau không?
Nhiều Cô Chú, Anh Chị còn lo lắng về việc cấy Implant có đau không? Trên thực tế, phẫu thuật cắm trụ Implant không gây đau trong quá trình điều trị. Bởi vì vị trí cấy ghép trụ Implant đã được Bác sĩ tiêm thuốc tê để kiểm soát cơn đau hiệu quả. Bên cạnh đó, kỹ thuật trồng răng Implant ngày càng hiện đại với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế tiên tiến nên quá trình điều trị sẽ nhẹ nhàng, thoải mái nhất có thể.
Bài viết trên đây đã chia sẻ các thông tin liên quan về mất răng toàn hàm. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị trong việc phục hồi lại sức khỏe răng miệng của mình. Hãy theo dõi Kiến Thức Răng Miệng để cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác nhé!