Nguyên nhân mất răng số 4 ở mỗi Cô Chú, Anh Chị là khác nhau, nhưng đều để lại hậu quả nguy hiểm về sức khỏe răng miệng, tiêu xương, sai khớp cắn. Cô Chú, Anh Chị nên thực hiện phục hồi răng giả sớm bằng phương pháp trồng răng Implant để có răng giả tương tự răng thật.
Mục Lục Nội Dung
ToggleVị trí răng số 4?
Răng số 4 là răng ở vị trí thứ 4 khi đếm từ răng cửa dần vào bên trong hàm, còn được gọi là răng tiền hàm thứ nhất. Mỗi người trưởng thành có đủ 4 răng số 4 với 2 răng hàm trên và 2 răng hàm dưới. Răng số 4 có kích thước khá nhỏ so với các răng còn lại trên hàm, nhưng có chiều dài nhỉnh hơn và nhọn hơn các răng kế cận.
Răng số 4 có nhiệm vụ xé nhỏ thức răng, kết hợp cùng răng hàm để nghiền nhỏ và trộn thức ăn cùng enzyme trong nước bọt. Ngoài ra, răng số 4 còn có vai trò về thẩm mỹ, hỗ trợ phát âm chính xác.
Răng số 4 bị mất có nguy hiểm không?
Răng số 4 đầu tiên không phải là răng vĩnh viễn, quá trình thay răng diễn ra trong khoảng từ 6 – 8 tuổi. Răng sau khi được thay thế là răng vĩnh viễn nên cần được bảo tồn tối đa. Cô Chú, Anh Chị nếu không may mất răng số 4 phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khỏe như:
- Khả năng ăn nhai
- Lão hóa nhanh chóng
- Ảnh hưởng đến răng lân cận
- Tiêu xương hàm
- Xuất hiện tình trạng đau mỏi vai gáy
Khả năng ăn nhai
Sau khi mất răng số 4, trên hàm xuất hiện khoảng trống là nơi thức ăn dễ mắc vào. Thức ăn không được nghiền nhỏ đồng đều sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc vất vả hơn.
Ngoài ra, cảm giác ăn nhai của Cô Chú, Anh Chị cũng ngày một suy giảm, lâu dần sẽ cảm thấy ăn không ngon miệng. Chán ăn kết hợp với ăn nhai không kỹ là nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể, đặc biệt ở những Cô Chú, Anh Chị lớn tuổi.
Lão hóa nhanh chóng
Răng số 4 nằm có vị trí giữa khung hàm nên dễ thấy khi cười. Cô Chú, Anh Chị sau khi mất răng sẽ cảm thấy e ngại khi nói chuyện, kém tự tin trong khi giao tiếp. Những điều này lâu dài sẽ tác động không tốt tới tâm lý, dễ gây nên buồn chán.
Hơn nữa, mất răng số 4 còn dẫn tới lão hóa nhanh chóng. Vùng cơ mặt với các dây thần kinh có liên kết chặt chẽ với chân răng. Sau khi mất răng, sự nâng đỡ suy giảm kết hợp với tâm lý tự ti là nguyên nhân gây nên lão hóa nhanh, da nhăn nheo chảy xệ.
Ảnh hưởng đến răng lân cận
Khoảng trống để lại sau khi mất răng số 4 dễ bị mắc kẹt thức ăn. Cô Chú, Anh Chị nếu không vệ sinh kỹ mỗi ngày sẽ tạo cơ hội để vi khuẩn phát triển và gây nên bệnh về răng miệng. Các răng kế cận có nguy cơ bị sâu răng, viêm nướu chân răng, …
Theo thời gian, các răng trên hàm có xu hướng lệch về khoảng trống. Điều này khiến hàm bị xô lệch, sai khớp cắn rất khó điều trị.
Tiêu xương hàm
Tiêu xương hàm thường xảy ra sau 2 tháng kể từ khi mất răng. Trong khoảng 12 tháng đầu tiên, có tới 25% tế bào xương tại vùng răng đã mất bị tiêu biến. Tiêu xương hàm làm cho vùng răng đã mất trũng sâu xuống và thu hẹp lại. Cấu trúc hàm dần biến đổi, ảnh hưởng tới thẩm mỹ khuôn mặt. Nguy hiểm hơn, tiêu xương hàm lâu năm sẽ cản trở quá trình điều trị phục hồi răng đã mất. Cô Chú, Anh Chị sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí hơn.
Xuất hiện tình trạng đau mỏi vai gáy
Mất răng số 4 khiến khớp cắn bị lệch, trong quá trình ăn nhai sẽ gây nên nhức mỏi cơ hàm. Lâu dần, cơn đau nhức từ hàm sẽ lan sang vùng vai gáy, đau nửa đầu. Tình trạng này kéo dài còn gây nên mất ngủ và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng khác.
Vì sao nên trồng răng Implant ngay khi mất răng số 4?
Cô Chú, Anh Chị nên trồng răng Implant ngay khi mất răng số 4. Bởi không chỉ tiết kiệm chi phí, Cô Chú, Anh Chị còn hạn chế được nhiều nguy cơ bệnh lý răng miệng, tiêu xương hàm.
Tiết kiệm chi phí
Trồng răng Implant ngay sau khi mất răng hay còn gọi là trồng răng tức thì. Với kỹ thuật này, Cô Chú, Anh Chị chỉ phải trải qua 1 lần tiểu phẫu để cấy ghép trụ Implant. Thời gian lành thương và chi phí điều trị tiết kiệm hơn.
Trường hợp không thể thực hiện trồng răng Implant tức thì, Cô Chú, Anh Chị nên trồng răng Implant ngay khi đủ điều kiện. Trồng răng càng sớm sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng, không mất thêm chi phí phục hồi xương hàm đã bị tiêu biến.
Cải thiện chức năng ăn nhai như răng thật
Trụ Implant được cấy ghép vào xương hàm giữ vai trò như chân răng thật. Lực ăn nhai của răng giả sau phục hồi tốt hơn so với phương pháp cầu răng sứ. Cô Chú, Anh Chị thoải mái ăn nhai đa dạng thức ăn.
Trụ Implant an toàn với cơ thể
Trụ Implant chính hãng được làm từ Titanium tinh khiết. Đây là kim loại được cấp phép điều trị trong y khoa, đặc biệt trong điều trị Nha khoa.
Cô Chú, Anh Chị sử dụng trụ Implant chính hãng hoàn toàn không lo vấn đề kích ứng nướu sau khi phục hồi răng.
Giảm nguy cơ bị tiêu xương hàm
Trụ Implant cấy ghép trong xương hàm ngoài nâng cao khả năng chịu lực mà còn có tác dụng dẫn lực kích thích tế bào xương. Như vậy, quá trình tiêu xương hàm sẽ không xảy ra, cấu trúc khuôn mặt được bảo tồn nguyên vẹn.
Tuổi thọ răng Implant cao
Tuổi thọ của răng Implant kéo dài từ 20 năm – trọn đời. Thời gian sử dụng kéo dài mà không có phương pháp phục hồi răng nào có được. Cô Chú, Anh Chị lựa chọn trồng răng Implant tại Nha khoa uy tín chỉ cần thực hiện 1 lần và sử dụng bền lâu.
Mất răng số 4 trồng răng Implant có đau không?
Khi nhắc tới trồng răng Implant, Cô Chú, Anh Chị đều lo lắng trồng răng Implant có nguy hiểm không? Trồng răng Implant có đau không? Bởi khi tham khảo quy trình trồng răng có bước khoan và cắm trụ Implant vào xương hàm.
Trên thực tế, quy trình trồng răng Implant diễn ra hoàn toàn bình thường, thoải mái và không gây đau nhức như Cô Chú, Anh Chị tưởng tượng. Bác sĩ sẽ chỉ định gây tê vị trí trồng răng Implant cục bộ hoặc gây tê toàn thân trước khi tiểu phẫu, liều lượng thuốc tê được tính toán dành riêng cho từng Cô Chú, Anh Chị. Kết hợp cùng trang thiết bị trong Nha khoa, Bác sĩ sử dụng dụng cụ hỗ trợ như máng hướng dẫn phẫu thuật giúp cấy ghép chính xác và hạn chế tổn thương mô mềm.
Quá trình cấy ghép trụ Implant vào xương hàm diễn ra nhanh chóng, từ 15 – 30 phút. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, Cô Chú, Anh Chị có cảm thấy hơi xót nhẹ nhưng cũng không hề bị đau nhức khó chịu.
Quy trình trồng răng Implant phục hình mất răng số 4
Quy trình trồng răng Implant phục hình răng số 4 đã mất tương tự với các răng khác trên hàm, gồm 6 bước cơ bản:
- Bước 1: Thăm khám tổng quát
- Bước 2: Cấy ghép trụ Implant
- Bước 3: Tái khám cắt chỉ
- Bước 4: Tái khám lành thương
- Bước 5: Gắn Abutment và mão sứ tạm thời
- Bước 6: Gắn mão sứ chính thức
Bước 1: Thăm khám tổng quát
Cô Chú, Anh Chị được Bác sĩ điều trị thăm khám sức khỏe răng miệng. Sau đó, Bác sĩ chỉ định đi lấy máu xét nghiệm các chỉ số về đông máu, bệnh truyền nhiễm. Trường hợp sức khỏe đủ điều kiện, Cô Chú, Anh Chị có thể thực hiện trồng răng Implant theo kế hoạch đề ra. Trường hợp có bệnh về răng miệng, Cô Chú, Anh Chị cần điều trị khỏi trước khi cắm trụ Implant.
Bước 2: Cấy ghép trụ Implant
Quá trình cấy ghép Implant diễn ra từ 15 – 30 phút. Bác sĩ sử dụng máng hướng dẫn phẫu thuật giúp đặt trụ đúng vị trí, vết thương nướu nhỏ hơn so với phẫu thuật thông thường. Nhờ vậy, Cô Chú, Anh Chị có thời gian lành thương nhanh, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm vùng cấy ghép.
Bước 3: Tái khám cắt chỉ
Sau khoảng 5 – 7 ngày, Bác sĩ hẹn lịch tái khám của Cô Chú, Anh Chị. Tại Nha khoa, Bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương xem đã lành miệng hay chưa. Nếu đủ điều kiện, vết thương được cắt chỉ để phục hồi hoàn thiện.
Bước 4: Tái khám lành thương
Sau từ 2 – 3 tháng, lâu hơn là 4 – 6 tháng tùy vào cơ địa từng Cô Chú, Anh Chị, Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám về quá trình tích hợp của trụ Implant. Sau khi kiểm tra lành thương, Bác sĩ sẽ lấy dấu răng để chế tạo mão sứ.
Bước 5: Gắn Abutment và mão sứ tạm thời
Bác sĩ gắn Abutment và mão sứ tạm thời trước khi mão sứ chính thức hoàn thiện. Cô Chú, Anh Chị sẽ làm quen với răng giả, cảm nhận khi ăn nhai trước khi gắn mão sứ chính thức.
Bước 6: Gắn mão sứ chính thức
Mão răng sứ được hoàn thiện sau 2 – 3 ngày. Cô Chú, Anh Chị tới Nha khoa để gắn mão sứ chính thức, hoàn tất quá trình cấy ghép Implant.
Bài viết đã đưa tới Cô Chú, Anh Chị những thông tin hữu ích về cấy ghép Implant sau khi mất răng số 4. Cô Chú, Anh Chị nên cấy ghép càng sớm càng tốt, lựa chọn Nha khoa chuyên sâu để có hiệu quả điều trị tốt nhất.