Mất răng hàm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, gây ra nhiều biến chứng. Để khắc phục, phương pháp tối ưu nhất là trồng răng giả càng sớm càng tốt. Hãy cùng trongrangimplant.com.vn tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết hôm nay.
Mục Lục Nội Dung
ToggleRăng hàm nằm ở vị trí nào?
Răng hàm còn được gọi là răng nhai. Răng hàm được chia làm 2 nhóm:
- Tiền hàm – Răng hàm nhỏ: nằm ở vị trí số 4 và 5 có khả năng xé và nghiền thức ăn.
- Răng cối – Răng hàm lớn: nằm ở vị trí số 6, 7 và 8 giúp nhai và nghiền nát thức ăn.
Răng hàm là những răng lớn nhất trong hàm, có mặt nhai rộng và to, trên bề mặt có gờ rãnh, gồm 2,3 hoặc 4 chân răng. Răng hàm cứng chắc, giúp ăn nhai, nghiền nát thức ăn nhanh chóng. Ngoài ra, răng hàm còn giúp ổn định khớp cắn, khuôn mặt cân đối.
- 7 Giải pháp cấy ghép Implant giúp tiết kiệm cho Cô Chú, Anh Chị mất răng
- Chi phí cấy ghép Implant tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương
- Làm sao để trị tiêu xương hàm và viêm nhiễm sau khi mất răng
Nguyên nhân mất răng hàm
Mất răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ gương mặt. Mất răng xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng người trung niên và người già vẫn là đối tượng bị mất răng nhiều nhất. Khi tuổi càng cao thì răng dần yếu đi, chức năng nhai cũng suy giảm.
Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất răng hàm:
- Do các bệnh lý răng miệng về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… Nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng mất răng hàm dưới, mất răng hàm trên.
- Những trường hợp tuổi cao dẫn đến răng bị lão hóa. Nguyên nhân là do lớp men răng bị bào mòn trong một thời gian ăn nhai, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng mất răng.
- Do các thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng. Hút thuốc nhiều sẽ gây viêm nướu, viêm nha chu, nghiến răng làm mòn men răng, răng yếu và dễ bị gãy rụng, mất răng.
- Những người mắc các bệnh lý như huyết áp, tiểu đường, tim mạch thì răng sẽ yếu hơn bình thường, lâu dần dẫn đến lung lay và mất răng.
- Những trường hợp bị tai nạn, chấn thương dẫn đến mất răng ngoài ý muốn.
Bị mất răng hàm lâu năm gây ra tác hại gì?
Khi răng hàm bị mất, các răng xung quanh sẽ không còn sự nâng đỡ, tạo áp lực lớn lên quai hàm. Từ đó dẫn đến sự mất ổn định giữa các răng, đau cơ hàm, đau khớp thái dương hàm, nhức mỏi vai gáy. Mất răng hàm lâu năm nếu không phục hồi kịp thời sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng như:
- Tiêu xương hàm: Khi bị mất răng hàm dưới lâu năm, vùng xương hàm ở khoảng trống mất răng sẽ bị tiêu đi vì trong một thời gian dài không chịu tác động của lực nhai từ chân răng, kèm theo đó là tình trạng tụt nướu.
- Mất ổn định giữa các răng: Khi bị mất răng hàm sẽ khiến các răng xung quanh mất đi lực nâng đỡ, bị xô lệch, nghiêng ngả về phía khoảng trống mất răng, đau mỏi hàm, lệch khớp cắn…
- Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hoá: Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, vì thế nếu mất đi chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc ăn nhai. Quá trình nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày không được đảm bảo, hệ tiêu hoá phải hoạt động mạnh hơn để chuyển hoá và hấp thụ thức ăn, lâu ngày có thể dẫn đến viêm đau dạ dày.
- Các vấn đề răng miệng: Mất nhiều răng hàm nhưng không phục hồi răng sớm sẽ có cảm giác đau âm ỉ. Khi ăn uống đồ cứng, đánh răng, xỉa răng, nướu thường xuyên sưng tấy và dễ chảy máu. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn đến tình trạng răng yếu đi, nướu, tủy răng sẽ bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Lão hoá sớm: Mất răng đi kèm với tiêu xương hàm sẽ làm cho vùng má bị hóp lại. Da ở vị trí này cũng trở nên nhăn nheo, chảy xệ dẫn đến gương mặt không còn cân đối, già nua hơn tuổi thật.
Mất răng hàm khắc phục bằng cách nào?
Khi bị mất răng cần khôi phục càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng, rủi ro. Để khắc phục tình trạng mất răng hàm lâu năm, Cô Chú, Anh Chị có thể lựa chọn các phương pháp trồng răng giả như sau:
Cầu răng sứ
Phương pháp cầu răng sứ sẽ sử dụng các răng bên cạnh răng đã mất làm trụ cầu, sau đó gắn mão sứ lên trên. Phần răng sứ trắng có hình dáng, kích thước và màu sắc tương tự như răng thật.
Ưu điểm của phương pháp cầu răng sứ là mang lại khả năng ăn nhai khá tốt, tuổi thọ lên đến 7 – 10 năm. Nhược điểm là sẽ không ngăn được tình trạng tiêu xương, ảnh hưởng các răng khỏe mạnh. Theo thời gian, các răng này sẽ suy yếu dẫn đến tình trạng mất răng.
Hàm tháo lắp
Hàm tháo lắp là phương pháp trồng răng giả khá truyền thống và phổ biến. Phương pháp này phù hợp với người lớn tuổi bị mất răng toàn hàm, hoặc những người có cấu trúc xương hàm yếu, không thể áp dụng phương pháp cấy ghép Implant hay bắc cầu răng sứ.
Cấu tạo của hàm tháo lắp bao gồm khung hàm bằng nhựa hoặc kim loại, phía trên là răng giả và có thể tháo rời dễ dàng. Có thể sử dụng hàm tháo lắp bán phần hoặc toàn phần. Phương pháp này có ưu điểm là chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh chóng nhưng nhược điểm là khả năng ăn nhai chỉ hồi phục 30 – 40%, trong quá trình đeo dễ bị rơi rớt, ngoài ra còn gây tiêu xương, teo nướu và độ bền không cao.
Trồng răng Implant
Hiện tại trồng răng Implant chính là giải pháp phục hình răng phổ biến nhất hiện nay vì khả năng khôi phục khả năng ăn nhai lên đến hơn 90% cũng như mang lại tính thẩm mỹ cao.
Trồng răng Implant sử dụng trụ Titanium gắn vào xương hàm, thay thế chân răng đã mất. Phía trên là mão răng có màu sắc, hình dạng, kích cỡ tương tự răng thật.
Ưu điểm của trồng răng Implant là không gây ra tình trạng tiêu xương hàm, không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Nếu biết cách chăm sóc và bảo vệ thì tuổi thọ có thể lên đến trọn đời.
Trồng Implant răng hàm có đau không?
Trồng răng Implant được các bác sĩ khuyên thực hiện đối với hầu hết những trường hợp mất răng. Phương pháp này phải phẫu thuật và có sự tác động đến xương hàm nhưng không gây quá nhiều đau đớn, khó chịu. Nhiều Cô Chú, Anh Chị thắc mắc vì sao trồng răng Implant không đau?
- Có sự hỗ trợ của thuốc tê: Trong quá trình cấy ghép Implant, bác sĩ có sử dụng thuốc tê phù hợp nên sẽ giảm áp lực về tâm lý cũng như giúp giảm đau đớn, ê buốt vô cùng hiệu quả.
- Sử dụng dòng trụ Implant chính hãng: Khi sử dụng dòng trụ Implant được nhập khẩu chính hãng, được Bộ Y Tế kiểm định chất lượng thì yên tâm sẽ không gây quá nhiều đau đớn hay để lại những biến chứng như nhiễm trùng quanh trụ Implant, trụ Implant bị đào thải, hoại tử vùng cấy…
- Đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, tận tâm với nghề: Trồng răng Implant có đau không phụ thuộc rất lớn vào bác sĩ thực hiện. Cần chọn nha khoa trồng răng Implant tại TP.HCM uy tín, chất lượng, bác sĩ có tay nghề và chuyên môn cao về Implant để lên kế hoạch điều trị một cách chi tiết, quá trình cắm ghép Implant chính xác, nhẹ nhàng và giảm thiểu đau đớn.
- Tình trạng răng ban đầu: Nếu chất lượng xương vẫn còn tốt, chưa bị tiêu xương thì quá trình cắm trụ Implant vào xương hàm một cách dễ dàng, giảm thiểu mức độ khó chịu, đau đớn. Nếu chất lượng xương kém, cần phải can thiệp ghép xương, ghép màng xương, nâng xoang… thì mức độ khó chịu sẽ nhiều hơn.
Bài viết trên đây nêu rõ hậu quả mất răng hàm và cách khắc phục hiệu quả. Nếu bị mất răng hàm, Cô Chú, Anh Chị cần tiến hành trồng răng càng sớm càng tốt để giảm thiểu những biến chứng không đáng có. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy theo dõi trang thường xuyên để cập nhật thông tin nhé!