Mất răng cửa: Nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục

Mất răng cửa tiềm ẩn nguy cơ như suy giảm ăn nhai, tiêu xương hàm, mất thẩm mỹ gương mặt… Khi mất răng cửa, Cô Chú, Anh Chị cần khôi phục càng sớm càng tốt. Hãy cùng Kiến Thức Răng Miệng tìm hiểu sâu hơn về mất răng cửa trong bài viết hôm nay!

Nhiệm vụ của răng cửa

Răng cửa nằm ở vị trí số 1 và số 2 trên cung hàm, tổng 2 hàm có 4 chiếc răng cửa. Răng cửa có mặt lưỡi hình tứ diện, có gờ dọc ở 2 bên bờ tương tự như chiếc xẻng.

  • Chức năng ăn nhai: Thường thì nhiệm vụ cắn hay nghiền nhỏ thức ăn là của nhóm răng hàm. Nhưng răng cửa cũng giúp cắn xé, chia thức ăn thành từng mảnh giúp quá trình ăn nhai dễ dàng hơn, đảm bảo quá trình tiêu hóa tại dạ dày và ruột non hiệu quả hơn.
  • Chức năng thẩm mỹ: Răng cửa nằm ở vị trí trước cung hàm, sẽ lộ ra khi cười nói. Vì thế nếu mất răng cửa sẽ gây tự ti, e ngại, ngoài ra làn da cũng sẽ bị kéo trùng xuống, gương mặt sẽ trông già hơn tuổi.
  • Chức năng phát âm: Răng cửa mọc đầy đủ giúp việc phát âm lưu loát, tròn vành rõ chữ hơn. Nếu bị mất răng sẽ dẫn đến nói ngọng, người đối diện khó nghe âm thanh phát ra.
Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ gương mặt
Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong thẩm mỹ gương mặt

Những trường hợp làm răng cửa bị mất

Mất răng cửa do nhiều nguyên nhân khác nhau. Răng cửa nằm ở vị trí trung tâm nên chỉ cần một va chạm nhẹ cũng gây lung lay, mất răng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

  • Do tuổi tác: Khi bắt đầu bước vào tuổi trung niên thì răng sẽ có xu hướng yếu đi, trở nên lão hóa và gãy rụng. Nếu không chăm sóc và vệ sinh răng miệng tốt thì  nguy cơ bị mất răng cao.
  • Cắn xé vật cứng: Nếu có thói quen cắn xé vật cứng lâu dần sẽ khiến cho răng bị tổn thương. Theo thời gian răng sẽ yếu và bị rụng.
Việc cắn, nhai thực phẩm cứng cũng ảnh hưởng đến răng cửa
Việc cắn, nhai thực phẩm cứng cũng ảnh hưởng đến răng cửa
  • Chế độ ăn uống, vệ sinh: Sau khi ăn, đặc biệt là ăn thực phẩm có đường, chất béo mà không vệ sinh răng miệng kĩ sẽ khiến vi khuẩn phát triển gây tổn thương răng. Ngoài ra còn dẫn tới tình trạng viêm nha chu, viêm nướu, mất răng…
  • Do ngoại lực tác động: Trường hợp bị va chạm, tai nạn sẽ khiến cho răng bị tổn thương, người có nền răng yếu chỉ cần tác động nhẹ cũng khiến cho răng cửa bị gãy.

Mất răng cửa có sao không? Hậu quả như thế nào?

Mất răng cửa có sao không? Mất răng cửa ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh hoạt và giao tiếp mỗi ngày. Việc ăn nhai khó khăn hơn, phát âm không chuẩn chỉnh và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Dưới đây là những hậu quả nghiêm trọng mà việc mất răng cửa gây ra:

  • Suy giảm chức năng ăn uống: Việc cắn xé, nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày để tiêu hóa vô cùng quan trọng. Nếu mất đi răng cửa sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời dễ gây ra các bệnh về tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng,…
  • Phát âm suy yếu: Răng cửa ảnh hưởng đến khả năng phát âm, nếu bị mất 2 răng cửa hay mất 4 răng cửa thì sẽ dẫn đến bị ngọng. Nguyên nhân là khi âm phát ra lưỡi sẽ chạm nhẹ vào phần mặt trong của răng cửa trên và dưới, nếu mất đi sẽ không phát âm tròn vành, rõ chữ nữa.
  • Xáo trộn khớp cắn: Việc mất bất kì chiếc răng nào cũng sẽ gây xáo trộn khớp cắn. Khi mất răng cửa thì các răng còn lại sẽ dịch chuyển vào khoảng trống vùng mất răng dẫn tới răng bị lệch lạc. Tình trạng này gây cản trở khớp cắn, khó khăn trong vấn đề ăn uống.
  • Tiêu xương hàm, lão hóa sớm: Mất răng cửa nhưng không khôi phục sớm sẽ dẫn đến tình trạng xương hàm bị tiêu. Thời gian mất càng lâu thì xương hàm bị tiêu càng nhiều hơn. Khi bị tiêu xương hàm sẽ mất xương nâng đỡ mô nướu và mô mềm của cơ mặt gây móm,  lão hóa sớm.
Mất răng dễ dẫn đến tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến cơ mềm của gương mặt
Mất răng dễ dẫn đến tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến cơ mềm của gương mặt

>>> Chi tiết tại đây: Hậu quả mất răng nghiệm trọng như thế nào?

Mất răng cửa phải làm sao, đâu là biện pháp khắc phục

Mất răng cửa lâu ngày không khôi phục tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Vì vậy, mất răng cửa phải làm sao, cần khắc phục như thế nào sao cho hiệu quả, an toàn được nhiều Cô Chú, Anh Chị quan tâm.

Hiện nay, có 3 phương pháp được áp dụng nhiều nhất là: cầu răng sứ, hàm giả tháo lắp bán phần, trồng răng Implant. Tùy vào tình trạng răng miệng, số lượng răng mất cũng như độ chắc chắn của xương hàm mà bác sĩ sẽ chọn cách phục hình răng phù hợp nhất:

Hàm giả tháo lắp bán phần

Phương pháp răng giả tháo lắp bán phần sẽ gắn vào hàm thật bằng móc kim loại hoặc các mô nướu bằng nhựa. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng, tháo ra dễ dàng để vệ sinh nhưng đáp ứng khả năng ăn nhai và thẩm mỹ chỉ ở mức tương đối.

Nhược điểm của răng giả tháo lắp là trong quá trình ăn uống dễ bị cộm, khá lỏng lẻo, dễ rơi rớt. Ngoài ra, theo thời gian còn dễ dẫn đến tình trạng teo, hở hoặc viêm nướu.

Hàm tháo lắp có độ thẩm mỹ không cao nên Cô Chú, Anh Chị hãy cân nhắc khi điều trị vùng răng cửa.
Hàm tháo lắp có độ thẩm mỹ không cao nên Cô Chú, Anh Chị hãy cân nhắc khi điều trị vùng răng cửa.

Hiện nay, chi phí làm hàm giả tháo lắp bán phần phụ thuộc vào việc mất 1 răng cửa hay mất nhiều răng cửa:

LOẠI RĂNG CHI PHÍ
Răng nhựa   300.000 VNĐ / Răng
Răng sứ tháo lắp 1.000.000 VNĐ / Răng
Hàm khung 1.500.000 VNĐ / Hàm Không kể răng
Hàm Bisoft 4.000.000 VNĐ / Hàm Không kể răng
Hàm khung liên kết 8.000.000 – 10.000.000 VNĐ / Hàm kể cả răng

Cầu răng sứ

Phương pháp cầu răng sứ sử dụng nhịp cầu răng sứ để thay thế cho răng đã mất  bằng cách mài 2 cùi răng thật để làm điểm tựa. Sau đó, mão răng sứ được gắn vào 2 đầu trụ răng đã mài cộng với một nhịp cầu răng giả. Phương pháp này giúp khôi phục răng đã mất khá nhanh chóng, chỉ 2-3 ngày là hoàn chỉnh, đảm bảo răng có vẻ đẹp không khác gì răng thật.

Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng phương pháp này không phù hợp tuyệt đối để phục hình mất răng cửa vì những hạn chế như:

  • Quá trình mài cùi răng sẽ khiến răng bị mài cũng như các răng kế cận sẽ yếu hơn, sau một thời gian dễ ê buốt.
  • Nếu răng cửa được phục hồi bằng cầu răng sứ kim loại thì lâu ngày sẽ xuất hiện màu ánh xám kim loại ở cổ răng do sườn kim loại bên trong bị oxy hóa theo thời gian. Răng cửa ở vị trí trung tâm nên những nhược điểm này sẽ hiện lên rất rõ, không đảm bảo được tính thẩm mỹ.
  • Xuất hiện tình trạng tiêu xương hàm, tụt nướu do nhịp cầu răng không cắm vào bên trong xương hàm. Vì thế, độ bền của phương pháp này chỉ từ 5 đến 7 năm.
  • Hiện nay, chi phí để khôi phục răng cửa  bằng phương pháp cầu răng sứ sẽ phụ thuộc vào số răng trên cầu răng, chất liệu được dùng để chế tạo răng.
DỊCH VỤ CHI PHÍ (VND)/RĂNG
Mão sứ Titan 3.000.000
Mão toàn sứ UNC 5.000.000
Mão toàn sứ Zirconia 7.000.000 – 8.000.000
Cầu răng sứ phục hồi răng đã mất chỉ ở mức tương đối
Cầu răng sứ phục hồi răng đã mất chỉ ở mức tương đối

Trồng răng Implant

Trồng răng Implant là giải pháp phục hình mất răng lâu năm tốt nhất, trong đó có khôi phục mất răng cửa. Theo đó bác sĩ sẽ đặt trụ Implant được làm từ vật liệu Titanium nguyên chất vào trong xương hàm để thay thế phần chân răng đã bị mất. Sau khi trụ Implant tích hợp thì sẽ tiến hành gắn mão sứ lên trên.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm như không cần phải mài răng, hạn chế tối đa tình trạng tổn thương, mang lại hàm răng đẹp như răng thật, khả năng ăn nhai lên cao, độ bền chắc lên đến 20 năm hoặc trọn đời.

Phương pháp này chưa có nhược điểm nhưng chi phí phải bỏ ra khiến nhiều Cô Chú, Anh Chị phải đắn đo suy nghĩ. Hiện tại chi phí trồng Implant tại TP.HCM cho răng cửa tùy thuộc vào trụ Implant và thân răng sứ. Dưới đây là bảng giá tham khảo:

  • Bảng giá trụ Implant và khớp nối abutment
CHI PHÍ TRỤ IMPLANT VÀ KHỚP NỐI ABUTMENT
DÒNG TRỤ IMPLANT TỔNG CHI PHÍ
Osstem – Hàn Quốc 13.000.000 VNĐ
Dentium – Mỹ 16.000.000 VNĐ
Tekka Global D – Pháp 25.000.000 VNĐ
Nobel CC – Mỹ

Straumann – Thụy Sĩ

31.500.000 VNĐ
Nobel Active – Mỹ

Straumann SLActive – Thụy Sĩ

36.500.000 VNĐ
  • Bảng giá mão răng sứ trên Implant
Bảng giá mão răng sứ trên Implant
TITAN (Mỹ) 2.500.000 VNĐ/ Răng
CERCON HT (Mỹ) 5.000.000 VNĐ/ Răng
LAVA (Mỹ) 7.000.000 VNĐ/ Răng
Răng Implant giúp phục hồi khả năng ăn nhai hoàn chỉnh
Răng Implant giúp phục hồi khả năng ăn nhai hoàn chỉnh

>>> Tham khảo thêm: Trồng răng implant có tốt không? Lợi ích của cấy ghép Implant

Mất răng cửa trồng Implant có đau không?

Cấy Implant có đau không? Việc trồng răng Implant sẽ không gây đau nhức, khó chịu bởi vì trong quá trình trồng răng bác sĩ đã sử dụng thuốc tê đầy đủ.

Ngoài ra, việc trồng Implant răng cửa cũng khá dễ dàng bởi chúng không bị che chắn bởi các răng khác, các thao tác của bác sĩ cũng nhanh gọn, chính xác không phải tác động nhiều tới các bộ phận ở xung quanh.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì Cô Chú, Anh Chị cũng nên chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, giỏi chuyên môn, đồng thời nha khoa phải đảm bảo yêu cầu về y tế, thuốc tê chuẩn, phòng điều trị vô trùng tuyệt đối… Như vậy mới có thể đảm bảo trồng răng cửa không bị đau nhức, khó chịu hay xảy ra biến chứng nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Trồng răng Implant kiêng ăn gì và ăn gì để mau lành thương?

Trồng Implant răng cửa không gây quá nhiều đau đớn, khó chịu
Trồng Implant răng cửa không gây quá nhiều đau đớn, khó chịu

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề mất răng cửa phải làm sao. Hy vọng rằng những thông tin này đã giúp Cô Chú, Anh Chị có được hướng giải quyết để phục hồi chiếc răng đã mất một cách an toàn và hiệu quả. Nếu muốn biết thêm nhiều kiến thức mới hãy truy cập trang Kiến Thức Răng Miệng thường xuyên nhé!

>>> Xem thêm:

button-appointment
button-zalo
button-home
button-map

TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỒNG RĂNG
IMPLANT PHÙ HỢP CHO TỪNG CÁ NHÂN

Kế hoạch điều trị mất răng cá nhân hóa với Bác sĩ chuyên
sâu implant tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí điều trị

Cô Chú, Anh Chị để lại thông tin, Trợ lý bác sĩ sẽ liên lạc lại sau 5 phút