Răng là bộ phận duy nhất trên cơ thể không có khả năng phục hồi, đặc biệt là răng vĩnh viễn khi mất đi sẽ không còn cơ hội thay răng được nữa. Vậy, phải làm sao khi bị mất răng và mất răng không trồng lại có sao không?
Mục Lục Nội Dung
ToggleCác nguyên nhân phổ biến dẫn đến mất răng
Mất răng là vấn đề thường gặp và có thể do nhiều yếu tố khác nhau gây ra, từ tuổi tác, thói quen sinh hoạt, cho đến các vấn đề sức khỏe. Dưới đây là các nguyên nhân chính:
- Tuổi già: Răng trở nên lão hóa và mất đi sự vững chắc theo thời gian.
- Bẩm sinh thiếu răng ở một số vị trí nhất định.
- Thay đổi hormone trong giai đoạn dậy thì và thai kỳ, làm răng trở nên nhạy cảm và nướu dễ bị vi khuẩn tấn công.
- Bệnh lý răng miệng: Sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… nếu không được điều trị kịp thời.
- Chế độ ăn uống không cân đối: Thức ăn nhiều đường, chất béo, thức ăn dẻo, và thói quen uống cà phê, rượu, bia thường xuyên.
- Thói quen xấu như hút thuốc, nghiến răng, dùng răng để mở nắp chai, cắn móng tay,…
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Không loại bỏ vôi răng và không kiểm tra răng định kỳ.
- Các bệnh lý ít gặp như ung thư vùng hàm mặt, nang bướu ở xương hàm.
- Chấn thương vùng hàm và răng do tai nạn hoặc va đập mạnh.
Hậu quả của việc không trồng răng sau khi mất răng
Nhiều người không coi trọng việc trồng răng sau khi mất răng, nhưng thực tế, không trồng lại răng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Mất răng gây ra khoảng trống trên cung hàm, làm mất thẩm mỹ, đặc biệt nếu mất răng cửa hoặc răng nanh, sẽ tạo cảm giác tự ti trong giao tiếp và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Giảm khả năng ăn nhai
Răng có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Mất răng làm giảm lực nhai, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, đồng thời có thể gây tổn thương nướu và đau rát khi ăn nhai.
Tiêu xương hàm và lão hóa sớm
Khoảng trống do mất răng tạo ra khiến cho xương hàm không còn nhận được lực nhai, dẫn đến quá trình tiêu hõm xương. Điều này không chỉ gây mất xương hàm mà còn làm giảm sự nâng đỡ cho mô mềm của khuôn mặt, gây hóp má và lão hóa sớm.
Ảnh hưởng đến răng còn lại
Sự sụt giảm của xương hàm làm cho răng lân cận dịch chuyển, nghiêng về phía khoảng trống, trong khi răng đối diện có thể trồi lên quá mức. Điều này gây rối loạn khớp cắn, ảnh hưởng đến việc ăn nhai và gây ra vấn đề về khớp thái dương hàm.
Tác động của việc mất răng hàm trên đến xoang hàm
Khi mất răng hàm trên, xoang hàm sẽ có xu hướng mở rộng và sụp xuống vị trí mất răng, làm suy yếu và phá hủy xương hàm từ bên trong. Điều này thường đòi hỏi phải thực hiện phẫu thuật nâng xoang nếu muốn cấy ghép răng mới, ảnh hưởng đến cấu trúc xoang hàm của bệnh nhân.
Ảnh hưởng của việc mất răng hàm dưới lên dây thần kinh
Mất răng hàm dưới, đặc biệt khi mất nhiều răng liền kề, có thể gây thoái hóa xương hàm và sụt giảm xương gần các dây thần kinh. Điều này tạo ra khó khăn trong việc cấy ghép răng sau này do nguy cơ tổn thương các dây thần kinh.
Nguy cơ phát triển các bệnh răng miệng
Khoảng trống do mất răng tạo ra trên nướu dễ bị tổn thương, chảy máu khi đánh răng mạnh. Ngoài ra, đây cũng là nơi tích tụ vi khuẩn từ thức ăn dư thừa, gây ra các bệnh lý răng miệng như hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu, ảnh hưởng đến các răng còn lại.
Việc không trồng răng mới sau khi mất răng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, quan trọng là phải thảo luận với bác sĩ nha khoa để tìm giải pháp phục hồi răng trong thời gian sớm nhất.
Các phương pháp trồng lại răng sau khi mất răng
Để khắc phục tình trạng mất răng và tránh những hậu quả không mong muốn, có một số phương pháp trồng răng giả được bác sĩ khuyến nghị, trong đó phổ biến là:
Sử dụng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp gồm nền hàm, khung hàm và răng giả với răng thường được cố định bằng móc cài làm từ Titanium. Phương pháp này thích hợp cho nhiều tình huống, từ mất một răng đến mất nhiều răng hoặc toàn bộ hàm.
Lợi ích của nó bao gồm chi phí thấp, là sự lựa chọn phổ biến cho người cao tuổi. Tuy nhiên, hàm giả tháo lắp có thể bị tuột trong khi ăn nhai hoặc nói, có tuổi thọ từ 3-5 năm và không ngăn chặn được tiêu xương hàm hoặc tụt nướu lâu dài.
Sử dụng cầu răng sứ
Cầu răng sứ thích hợp khi hai răng kế cận vị trí mất răng còn chắc khỏe. Bác sĩ sẽ mài hai răng này thành trụ nâng đỡ cho dãy cầu sứ. Đây là giải pháp cố định với khả năng ăn nhai chắc chắn hơn so với hàm giả tháo lắp.
Tuy nhiên, vì không thể khôi phục chân răng, tiêu xương vẫn tiếp tục diễn ra và có thể gây tụt nướu, mất thẩm mỹ. Ngoài ra, việc mài răng kế cận cũng tạo nguy cơ mất thêm răng.
Cấy ghép implant
Cấy ghép Implant là lựa chọn hiện đại và hoàn hảo để thay thế một hoặc nhiều răng bị mất. Phương pháp này không chỉ phục hồi khả năng ăn nhai và thẩm mỹ gần giống răng thật mà còn khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các phương pháp khác.
Trụ Implant được gắn vào xương hàm và các răng giả sẽ được gắn vào trụ này. Các công nghệ như Implant All-on-4 và All-on-6 phù hợp với các trường hợp mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng nguyên hàm, đem lại kết quả ổn định lâu dài.
Lựa chọn trồng răng Implant: Lý do và so sánh các phương pháp
Trồng răng Implant là lựa chọn hàng đầu cho việc thay thế răng bị mất, được nhiều chuyên gia nha khoa khuyến nghị. Dưới đây là một bảng so sánh chi tiết giữa ba phương pháp phổ biến: Hàm giả tháo lắp, Cầu răng sứ và Trồng răng Implant, giúp Cô Chú, Anh Chị hiểu rõ hơn về lý do nên chọn trồng răng Implant.
Hàm giả tháo lắp | Cầu răng sứ | Trồng răng Implant | |
Khả năng nhai | Sức nhai hạn chế, đặc biệt là đối với thức ăn cứng, dai | Khôi phục hoàn toàn chức năng nhai | Chức năng nhai vượt trội hơn cả răng thật |
Tuổi thọ | Tuổi thọ kém, nhanh phải phục hình lại | 5-10 năm | 20 năm hoặc mãi mãi nếu chăm sóc tốt |
Tính thẩm mỹ | Không đẹp, không thật | Tương đối | Duy trì cấu trúc khuôn mặt, nụ cười tự nhiên, thẩm mỹ gần như răng thật |
Tính bảo tồn | Dễ bị tiêu xương hàm do không có lực tác động lên khung xương hàm. | – Phải mài răng thật 2 bên để làm cầu răng sứ, tiêu hàm sau một thời gian.
– Tính xâm lấn cao. |
– Tồn tại độc lập, không ảnh hưởng đến các răng khác.
– Giảm thiểu tình trạng tiêu xương hàm do mất răng. |
Tính kinh tế | Chi phí thấp | Chi phí trung bình | Chi phí nhỉnh hơn nhưng sử dụng gần như trọn đời. |
Quá trình chăm sóc | Khá bất tiện, phải thường xuyên tháo lắp để vệ sinh. | – Dễ dàng hơn hàm tháo lắp, nhưng phải kỹ lưỡng tránh hư hại các chân răng thật.
– Nếu cầu răng có khoảng hở có thể gây giắt thức ăn, gây hôi miệng hoặc đau nhức khi không được vệ sinh cẩn thận. |
Chăm sóc dễ dàng gần như răng thật. |
Bảng so sánh này cho thấy rằng cấy ghép Implant là phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội, bền vững và an toàn. Phương pháp này giúp phục hồi chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng một cách hiệu quả nhất hiện nay.
Đau đớn khi cấy ghép Implant sau mất răng lâu năm
Có đau khi cấy ghép Implant hay không? Theo các bác sĩ, trong quá trình cấy ghép Implant, bệnh nhân không cảm thấy đau do việc gây tê kỹ lưỡng trước khi tiến hành cấy trụ vào xương hàm. Liều lượng và thời gian gây tê được bác sĩ tính toán dựa trên tình trạng cụ thể của bệnh nhân, giúp quá trình cấy ghép (khoảng 20 – 30 phút/trụ) diễn ra mà không gây cảm giác đau đớn, chỉ có sự tê cứng, ê ẩm.
Nếu mất răng lâu năm, sợi thần kinh xung quanh chân răng có thể đã tiêu biến, làm giảm cảm giác đau khi cấy ghép. Tuy nhiên, khi hiệu ứng thuốc tê giảm, bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhức, khó chịu ở vùng cấy ghép, cằm, má, hoặc bên dưới mắt. Các triệu chứng như chảy máu và bầm tím có thể xuất hiện nhưng thường không đáng lo và biến mất sau khoảng 2 ngày. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, chống viêm để làm dịu cảm giác khó chịu.
Đối với những trường hợp mất răng lâu năm, nếu xương hàm bị tiêu biến, bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật chuyên sâu như nâng xoang, ghép xương, làm tăng cảm giác nhức nhối và khó chịu. Bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau nhức và nguy cơ viêm nhiễm.
Nguồn tổng hợp: https://trongrangimplant.com.vn/