Mục Lục Nội Dung
ToggleHuyết áp là gì
Huyết áp [1] là áp lực mà máu tạo ra lên thành của các động mạch khi tim co bóp và giãn ra, đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể. Huyết áp không phải là một chỉ số cố định mà thay đổi theo từng hoạt động, tình trạng cảm xúc và sức khỏe tổng thể của mỗi người.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), huyết áp bình thường là một yếu tố quan trọng cho sức khỏe tổng thể, và duy trì mức huyết áp ổn định giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Huyết áp được đo bằng hai số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:
- Huyết áp tâm thu là áp lực trong động mạch khi tim co bóp và đẩy máu đi khắp cơ thể. Một mức huyết áp tâm thu bình thường khoảng dưới 120 mmHg.
- Huyết áp tâm trương là áp lực trong động mạch khi tim nghỉ giữa các nhịp đập và là thời điểm mà tim đang được đổ đầy máu. Một mức huyết áp tâm trương bình thường khoảng dưới 80 mmHg.
Chỉ số huyết áp ở người tuổi trung niên bao nhiêu là tốt
Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), chỉ số huyết áp tối ưu cho người trưởng thành là khi cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều dưới 120/80 mmHg (milimet thủy ngân).
Ngoài ra, theo chương trình Phòng chống Tăng huyết áp Quốc gia (National High Blood Pressure Education Program) [2], huyết áp bình thường được chia thành các mức độ:
- Mức huyết áp tối ưu: Chỉ số huyết áp dưới 120/80 mmHg (huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg).
- Mức huyết áp bình thường: Huyết áp tâm thu từ 120 – 129 mmHg và huyết áp tâm trương từ 80 – 84 mmHg.
- Mức huyết áp bình thường cao: Huyết áp tâm thu từ 130 – 139 mmHg và huyết áp tâm trương từ 85 – 89 mmHg.
Người có huyết áp cao hơn mức bình thường cao được xem là tăng huyết áp[2,3]. Những người có chỉ số huyết áp ở mức bình thường cao có nguy cơ phát triển thành tăng huyết áp, do đó mức này còn được gọi là tiền tăng huyết áp. Cần theo dõi huyết áp thường xuyên và xây dựng lối sống lành mạnh để kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Nguồn thông tin này dựa trên các dữ liệu và khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) và Tổ chức Y tế Thế giới. Việc duy trì một mức huyết áp trong khoảng bình thường là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cách duy trì huyết áp ở chỉ số bình thường
Bên cạnh việc tìm hiểu huyết áp của người trên 50 tuổi, nhiều người quan tâm đến cách duy trì mức huyết áp trong phạm vi bình thường. Việc xây dựng phương pháp giúp ổn định huyết áp sẽ giúp hạn chế nguy cơ gặp phải các biến chứng như tai biến mạch máu não, suy tim, đột quỵ. Dưới đây là một số phương pháp để duy trì mức huyết áp bình thường:
Chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến sự ổn định huyết áp của người trên 50 tuổi. Thực đơn ăn uống khoa học và hợp lý giúp cơ thể duy trì cân nặng, hạn chế nguy cơ béo phì và tăng lipid máu. Nguyên tắc dinh dưỡng hàng ngày bao gồm:
- Cân bằng các nhóm chất: Protein, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế ăn nhiều muối và các đồ ăn mặn.
- Tránh tối đa các loại đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt.
- Không hút thuốc lá.
Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ giấc để mạch máu và hệ tim mạch khỏe mạnh, giảm nguy cơ stress và đột quỵ.[4]
Tập luyện thể dục thường xuyên
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, việc duy trì thói quen sinh hoạt và hoạt động lành mạnh là rất quan trọng. Nên luyện tập thể dục hàng ngày với thời gian tối thiểu 30 phút và giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái.[5]
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng là rất cần thiết. Việc khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh và phòng tránh chúng, điều trị sớm khi phát hiện sẽ tăng hiệu quả điều trị. Đặc biệt, kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp bạn quản lý mức huyết áp, từ đó xây dựng phương pháp rèn luyện và hoạt động phù hợp để đạt được chỉ số huyết áp tối ưu [6]
Nguồn trích dẫn
[1] Hypertension. (n.d.). Retrieved from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hypertension
[2] Understanding Blood Pressure Readings. (2024). Retrieved from https://www.heart.org/en/health-topics/high-blood-pressure/understanding-blood-pressure-readings
[3] What Is High Blood Pressure? (n.d.). Retrieved from https://www.nhlbi.nih.gov/health/high-blood-pressure
[4] What Are Sleep Deprivation and Deficiency? (n.d.). Retrieved from https://www.nhlbi.nih.gov/health/sleep-deprivation
[5] Physical Activity for Adults: An Overview. (n.d.). Retrieved from https://www.cdc.gov/physical-activity-basics/guidelines/adults.html?CDC_AAref_Val=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fphysicalactivity%2Fbasics%2Fadults%2Findex.htm
[6] Aortic valve repair and aortic valve replacement. (2024). Retrieved from https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/aortic-valve-repair-aortic-valve-replacement/care-at-mayo-clinic/pcc-20385095