Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản tốt nhất răng giả tháo lắp

Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hồi răng đã mất được áp dụng từ lâu. Hàm giả tháo lắp cần được vệ sinh cẩn thận để tránh gây hôi miệng và bảo quản răng lâu bền. Đồng thời vệ sinh răng giả tháo lắp đúng cách, cũng hạn chế các nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý răng miệng. Cùng Kiến thức răng miệng tìm hiểu cách vệ sinh răng giả tháo lắp và bảo quản tốt nhất qua bài viết này. 

Cách vệ sinh răng giả tháo lắp sạch và tốt cho răng

Hàm giả tháo lắp có thể tự tháo lắp và vệ sinh tại nhà một cách dễ dàng mà không cần phải đến nha khoa. Hàm giả tháo lắp cần phải được vệ sinh thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày, nếu không sẽ tạo mùi hôi gây ảnh hưởng đến sinh hoạt. Cách vệ sinh răng giả tháo lắp hiệu quả như sau:

Chải răng giả đúng cách

Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp là một trong những bước quan trọng để giúp vệ sinh răng giả tháo lắp đúng cách. Lựa chọn một bàn chải lông mềm và tiến hành đánh, cọ, rửa hàm giả. Lưu ý tháo và vệ sinh răng một cách nhẹ nhàng, đảm bảo không làm cong, hỏng nhựa hoặc các móc cài khi làm sạch răng.

Cách vệ sinh răng giả tháo lắp sạch và tốt cho răng
Sử dụng bàn chải và kem đánh răng phù hợp để vệ sinh

Tháo và rửa sạch răng sau mỗi bữa ăn

Sau mỗi lần ăn uống, giống như răng thật, thức ăn sẽ bám vào bề mặt và kẽ răng giả. Cô Chú, Anh Chị nên tháo hàm giả và rửa dưới nước sạch để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn. Hiện nay, quy trình làm hàm tháo lắp được nghiên cứu để việc tháo ra dễ dàng hơn. 

Tháo và rửa sạch răng sau mỗi bữa ăn
Tháo và rửa sạch răng sau mỗi bữa ăn

Làm sạch khoang miệng

Bên cạnh vệ sinh hàm giả, Cô Chú, Anh Chị cần chải các răng thật còn lại, nướu răng, lưỡi, má và vòm miệng sạch sẽ. Sử dụng bàn chải lông mềm và thao tác nhẹ nhàng để tránh trầy xướt. Nếu có thể, hãy loại bỏ những chất kết dính răng giả còn sót lại trên nướu răng.

Làm sạch khoang miệng
Vệ sinh lưỡi để loại bỏ vi khuẩn gây hại

Ngâm răng giả

Mỗi ngày, Cô Chú, Anh Chị có thể ngâm răng giả tháo lắp vào nước giấm 50% hoặc sử dụng nước muối pha loãng. Một số loại gel làm ẩm thường được sử dụng khác là gel Aloe Vera được thoa lên hàm giả 1 – 2 lần/ngày. Duy trì đều đặn giúp ngăn sự phát triển của vi nấm. 

Ngâm răng giả
Ngâm răng giả vào dung dịch muối pha loãng

Tháo răng giả vào ban đêm

Việc tháo răng giả vào ban đêm giúp nướu có thời gian nghỉ ngơi. Hàm giả cũng cần được ngâm qua đêm để giữ ẩm nhằm cố định hình dạng. Ngâm răng giả vào nước hoặc dung dịch phù hợp qua đêm. Khi sử dụng lại thì phải rửa sạch để tránh gây cảm giác khó chịu.

Tháo răng giả vào ban đêm
Việc tháo răng giả vào ban đêm giúp nướu có thời gian nghỉ ngơi

Cần lưu ý gì khi vệ sinh hàm tháo lắp

Khi mang hàm giả tháo lắp, việc chăm sóc răng miệng cần phải kỹ hơn so với bình thường. Bên cạnh việc áp dụng cách vệ sinh răng giả tháo lắp đúng cách, Cô Chú, Anh Chị cũng cần lưu ý một số điều khi vệ sinh để tránh làm giảm độ bền của răng.

Không ngâm hàm giả vào nước nóng

Hiện nay hàm giả có nhiều loại khác nhau như hàm tháo lắp nhựa dẻo, hàm tháo lắp nhựa cứng, hàm tháo lắp trên Implant,… Phần nền nướu răng được tạo ra từ chất liệu nhựa. Do đó, khi gặp nhiệt độ quá nóng có thể làm nền hàm bị chảy ra, cong vênh, thay đổi kích thước,… gây sai lệch khớp cắn. 

Cần lưu ý gì khi vệ sinh hàm tháo lắp
Không ngâm hàm giả vào nước nóng

Không dùng kem đánh răng thông thường 

Kem đánh răng thông thường có tác dụng làm trắng thường chứa các thành phần ăn mòn. Việc dùng để vệ sinh  hàm giả tháo lắp lâu ngày có thể tạo nên các lỗ li ti trên bề mặt hàm. Tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và phát triển. 

Cần lưu ý gì khi vệ sinh hàm tháo lắp
Kem đánh răng thông thường có tác dụng làm trắng thường chứa các thành phần ăn mòn

Không đeo răng giả khi ngủ

Thời gian ngủ không nên đeo hàm giả. Sau khi tháo ra có thể massage để nướu được nghỉ ngơi. Việc đeo qua đêm có thể gây mỏi hàm, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây các vấn đề răng miệng. 

Không đánh răng quá mạnh

Việc đánh răng quá mạnh khiến hàm giả nhanh chóng bị mài mòn, thậm chí bị mẻ, gãy. Khi đánh răng cần đánh kỹ phần mặt ngoài vòm răng. Đối với mặt trong của nền vòm răng, mặt tiếp xúc với lợi và vòm miệng thì cần dùng lực cẩn thận. 

Cần lưu ý gì khi vệ sinh hàm tháo lắp
Việc đánh răng quá mạnh khiến hàm giả nhanh chóng bị mài mòn

Không tự ý sửa chữa răng

Trong trường hợp răng giả bị lung lay, lỏng lẻo,… Cô Chú, Anh Chị không nên tự ý sửa răng. Các thao tác mài dũa, sử dụng keo không chuyên dụng để gắn hàm không chỉ không giúp răng khôi phục bình thường mà còn có thể gây ảnh hưởng sức khỏe răng miệng như gây kích ứng, lở loét, nhiễm trùng,… Do đó, khi răng có vấn đề cần đến cơ sở y tế để thăm khám. 

Nên thay hàm tháo lắp bao lâu 1 lần?

Dù được bảo quản và vệ sinh một cách cẩn thận, hàm giả tháo lắp có tuổi thọ không quá dài. Tuổi thọ trung bình của hàm giả chỉ khoảng 3 – 5 năm, đôi khi ngắn hơn. Sau một thời gian sử dụng, Cô Chú, Anh Chị sẽ phải thay răng giả tháo lắp mới. Một số dấu hiệu cho thấy răng giả không còn tiếp tục sử dụng được như:

  • Hàm giả tháo lắp bị lỏng: Răng giả tháo lắp được đặt tựa trực tiếp vào nướu. Sau khi mất răng một thời gian dài, xương hàm sẽ bị tiêu đi. Khi này cấu trúc nướu răng thay đổi, hàm giả không còn khít chặt dẫn đến lỏng lẻo trong quá trình sử dụng.
  • Đau nướu, lở miệng: Trong một số trường hợp sau khi lắp hàm giả một thời gian mà nướu răng vẫn không thể làm quen, vị trí ăn nhai cấn đâu gây khó chịu, lở loét. Khi này, hàm giả cần được kiểm tra lại xem quy trình làm hàm tháo lắp có sai sót không. 
  • Hàm tháo lắp quá cũ: Hàm giả bị mài mòn, xuống màu sau một thời gian sử dụng làm kém thẩm mỹ. Đôi khi có mùi khó chịu do không biết cách vệ sinh răng giả tháo lắp. Khi này, Cô Chú, Anh Chị nên thay hàm tháo lắp mới để ăn nhai và thẩm mỹ tốt hơn.
  • Khó khăn trong việc ăn nhai: Việc phục hình răng đã mất bằng hàm giả tháo lắp với mục đích chính là khôi phục khả năng ăn nhai. Khi hàm giả sử dụng lâu, bị mòn, khớp cắn có vấn đề,… thì nên kiểm tra và thay mới nếu cần.
  • Hàm giả tháo lắp bị hỏng, mẻ, nứt: Trong quá trình sử dụng nếu hàm giả bị rơi, ăn vật cứng hay chịu các tác động mạnh thi có thể bị gãy rời, nứt mẻ. Việc khôi phục hoặc thay mới cần được thực hiện bởi các nha khoa chuyên nghiệp uy tín.
Nên thay hàm tháo lắp bao lâu 1 lần?
Hàm giả tháo lắp bị hỏng cần được thay mới

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp

Lưu ý khi bảo quản hàm tháo lắp

Sử dụng hàm giả tháo lắp đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ và tránh sử dụng hàm quá nhiều mà không tham khảo ý kiến chuyên môn. Đảm bảo vệ sinh hàm giả đúng cách để tránh viêm nướu và nhiễm trùng

Sử dụng bàn chải có lông mềm và kem đánh răng phù hợp để vệ sinh hàm giả, ngâm hàm tháo lắp trong dung dịch nước muối pha loãng hoặc dung dịch chuyên dụng để tiêu diệt vi khuẩn. Tránh ngâm hàm giả trong nước sôi vì nhiệt độ cao có thể làm hàm bị biến dạng

Lưu trữ hàm giả trong bao đựng riêng biệt, trong môi trường khô ráo và thoáng mát, tránh tiếp xúc với các vật dụng khác và môi trường có thể gây hư hại

Lưu ý trong quá trình sử dụng

Để trong nước muối sinh lý hoặc nước sạch khi không sử dụng và vệ sinh hàm giả thật kỹ trước khi đi ngủ. Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa và đảm bảo sức khỏe răng miệng​

Hạn chế sử dụng thực phẩm cứng hoặc nóng, tránh cắn các đồ vật như bút để bảo vệ hàm giả khỏi tổn thương và giữ răng thật an toàn

Đến các buổi kiểm tra định kỳ với nha sĩ để đảm bảo hàm giả hoạt động tốt và không có vấn đề gì, điều chỉnh nếu cần thiết

Tuổi thọ và thẩm mỹ

Hàm giả tháo lắp có thể gây khó chịu khi ăn nhai và ảnh hưởng đến thẩm mỹ do lực nhai yếu và có thể lộ các móc kim loại​

Hàm giả tháo lắp cần được thay mới sau 3 – 5 năm sử dụng để đảm bảo chức năng và sức khỏe răng miệng

Hàm giả tháo lắp có khắc phục được tình trạng tiêu xương không

Hàm giả tháo lắp không khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm. Sau khi mất răng, xương hàm có thể tiêu biến do không còn nhận được lực kích thích từ hoạt động ăn nhai hàng ngày. Hàm giả tháo lắp hoặc cầu răng sứ chỉ phục hình phần thân răng giả lên trên nướu mà không thay thế được chân răng đã mất, điều này có thể làm tình trạng xương hàm bị tiêu biến nhanh hơn sau một thời gian sử dụng​​.

Các dấu hiệu của tiêu xương hàm bao gồm sự thay đổi kích thước và chiều cao của xương ở vùng mất răng, xoang hàm hạ thấp, cấu trúc gương mặt thay đổi, và nướu sưng đỏ, chảy máu​.

Với những người bị mất răng và muốn khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, trồng răng implant được coi là giải pháp tối ưu vì có thể khắc phục được mọi nhược điểm của hàm giả tháo lắp như thoải mái ăn nhai, bền chắc lâu dài và ngăn chặn tình trạng tiêu xương​. Trong một số trường hợp, việc cấy ghép implant cũng được coi là giải pháp khắc phục hiệu quả cho tình trạng tiêu xương hàm do sử dụng hàm giả tháo lắp gây ra​​.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho quý độc giả những thông tin chi tiết về cách vệ sinh răng giả tháo lắp và bảo quản tốt nhất. Đây là những kiến thức về trồng răng hữu ích cho các Cô Chú, Anh Chị khi muốn tìm phương pháp phục hồi răng. Để biết thêm thông tin, bạn hãy thường xuyên theo dõi những bài viết mới tại Kiến Thức Răng Miệng nhé!

button-appointment
button-zalo
button-home
button-map

TƯ VẤN GIẢI PHÁP TRỒNG RĂNG
IMPLANT PHÙ HỢP CHO TỪNG CÁ NHÂN

Kế hoạch điều trị mất răng cá nhân hóa với Bác sĩ chuyên
sâu implant tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí điều trị

Cô Chú, Anh Chị để lại thông tin, Trợ lý bác sĩ sẽ liên lạc lại sau 5 phút