Bộ răng vĩnh viễn của một người trưởng thành có tổng cộng 32 chiếc răng trên cả 2 hàm. Mỗi vị trí răng trên cung hàm đều giữ vai trò quan trọng như cắn, xé, nhai, nghiền nát thức ăn; cấu tạo nên tính hài hòa, cân đối, thẩm mỹ của gương mặt; giúp phát âm được chuẩn xác, rõ chữ,…
Mục Lục Nội Dung
ToggleHậu quả của việc mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm không chỉ là vấn đề sức khỏe răng miệng đơn thuần mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là một số hậu quả chính của việc mất răng toàn hàm:
Suy giảm chức năng ăn nhai, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Khi mất toàn bộ răng hàm, khả năng cắn và xé nhỏ thức ăn bị mất, buộc dạ dày phải làm việc nhiều hơn để tiêu hóa thức ăn không được nghiền nhỏ bởi răng. Điều này dẫn đến nguy cơ các bệnh tiêu hóa như táo bón, viêm loét dạ dày, thủng đường ruột, đặc biệt ở người lớn tuổi.
Tiêu xương hàm dẫn đến teo nướu, lão hóa sớm gương mặt
Không có răng để thực hiện chức năng ăn nhai khiến xương hàm bắt đầu tiêu biến, gây ra tình trạng teo nướu. Điều này dẫn đến thay đổi nghiêm trọng về hình dạng khuôn mặt như má hóp, da chùng nhão và lão hóa sớm.
Mất răng toàn hàm gây biến chứng đau đầu, suy giảm trí nhớ
Mất răng toàn hàm, đặc biệt là răng hàm dưới, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra đau đầu, rối loạn khớp thái dương hàm, viêm xoang, đau dây thần kinh và cơ vùng cổ-vai-gáy, và thậm chí suy giảm trí nhớ.
Phát âm không chính xác, nói ngọng khi mất răng
Mất hết răng cửa và răng hàm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm, khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc phát âm chính xác và thường xuyên nói ngọng.
Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc
Mất răng toàn hàm gây suy yếu sức khỏe cơ thể, ảnh hưởng tinh thần, mệt mỏi, giảm khả năng tập trung làm việc, và còn làm thay đổi hình dạng khuôn mặt, ảnh hưởng đến tự tin trong giao tiếp.
Mất răng toàn hàm cản trở quá trình điều trị sau này
Càng để lâu không khắc phục, xương hàm tiêu biến nhiều hơn và tình trạng teo nướu trở nên nghiêm trọng. Điều này làm cho việc phục hình răng sau này, ngay cả với các phương pháp tiên tiến như Implant, trở nên khó khăn do sự suy giảm chất lượng và số lượng xương.
Các nguyên nhân gây ra mất răng toàn hàm
Mất răng toàn hàm không chỉ là vấn đề của người cao tuổi mà còn có thể xảy ra ở những người trẻ hơn. Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng này, nhưng hai nguyên nhân chính thường gặp là:
Nguyên nhân chủ quan gây mất răng toàn hàm
- Tai nạn, chấn thương: Va đập mạnh vào vùng mặt từ các tai nạn có thể gây mất răng.
- Bệnh lý răng miệng: Các bệnh như sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy, viêm nướu,… thường xuất phát từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách và chế độ ăn uống không hợp lý.
- Thói quen xấu: Nghiến răng, sử dụng răng để mở nắp chai, hay dùng lưỡi đá răng,… gây ảnh hưởng xấu đến răng, làm chân răng lung lay, mòn răng và có thể dẫn đến mất răng.
- Hút thuốc lá: Gây ố vàng, xỉn màu răng, mòn răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Nguyên nhân khách quan gây mất răng toàn hàm
- Bệnh lý nền: Người mắc đái tháo đường hoặc cao huyết áp có nguy cơ mất răng cao hơn người khỏe mạnh.
- Mất răng bẩm sinh: Một số người bẩm sinh thiếu mất răng ở một số vị trí trên hàm.
- Lão hóa: Khi tuổi tác cao, các bộ phận trên cơ thể bị lão hóa, bao gồm cả răng, khiến răng yếu đi và dễ rụng.
Hiểu rõ nguyên nhân có thể giúp chúng ta chủ động hơn trong việc chăm sóc răng miệng và phòng ngừa tình trạng mất răng toàn hàm.
Có thể trồng lại răng toàn hàm không?
Nhiều người lo lắng về việc liệu có thể trồng lại răng sau khi mất răng toàn hàm hay không, và nếu có thể, phương pháp nào sẽ được sử dụng? Các chuyên gia Nha khoa hiện đại khẳng định rằng việc phục hồi hàm răng đã mất là hoàn toàn khả thi nhờ công nghệ tiên tiến. Hiện có hai phương pháp chính được áp dụng:
Hàm tháo lắp truyền thống
Răng giả tháo lắp là phương pháp phục hình răng đã tồn tại từ lâu, phù hợp với người lớn tuổi. Cấu tạo gồm nền hàm (mô nướu) từ nhựa cao cấp và răng giả từ sứ hoặc kim loại. Trước khi thực hiện, cần kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và nướu. Các răng giả sẽ được gắn vào nền hàm nhựa.
- Ưu điểm: An toàn, thực hiện nhanh, chi phí thấp, thích hợp với nhiều trường hợp.
- Nhược điểm: Tính thẩm mỹ không cao, khả năng ăn nhai hạn chế, cần tháo lắp thường xuyên để vệ sinh.
Cấy ghép Implant toàn hàm All On 4 hay All On 6
Phương pháp này sử dụng 4-6 trụ Implant cấy vào xương hàm, là giải pháp tiên tiến cho người mất răng toàn hàm.
- Ưu điểm: Trụ Implant từ Titanium an toàn, đạt yêu cầu cao về thẩm mỹ, ngăn chặn tiêu xương hàm, tuổi thọ cao và đảm bảo sự tự do khi ăn uống, giao tiếp.
- Nhược điểm: Chi phí cao, phụ thuộc vào thương hiệu Implant và loại mão răng sứ được chọn.
Trồng răng Implant toàn hàm All On 4 hay All On 6 là giải pháp phục hình mất răng toàn hàm hiệu quả và tối ưu nhất hiện nay. Chi phí có thể cao hơn so với phương pháp truyền thống nhưng hiệu quả mà nó mang lại là xứng đáng.
Lựa chọn tối ưu giữa trồng răng Implant toàn hàm All On 4 và All On 6
Trồng răng Implant toàn hàm bằng phương pháp All On 4 và All On 6 đều là những giải pháp tiên tiến, với việc sử dụng 4 hoặc 6 trụ Implant để cố định hàm giả. Để xác định phương pháp nào phù hợp và tiết kiệm nhất, mời Cô Chú, Anh Chị tham khảo bảng phân tích so sánh chi tiết giữa hai kỹ thuật này.
Đặc điểm | Trồng răng Implant hoàn hàm All On 4 | Trồng răng Implant toàn hàm All On 6 |
Số lượng trụ cấy ghép | 4 trụ Implant/1 hàm | 6 trụ Implant /1 hàm |
Vị trí cấy ghép răng | Trụ Implant thường được cấy ghép ở vị trí răng số 2 và số 5. | Trụ Implant thường được cấy ghép ở vị trí răng số 2, số 4 và số 6. |
Góc cấy ghép | Góc cấy ghép mặt sau nghiêng 45 độ. Theo chỉ định của Bác sĩ. | Thông thường góc cấy ghép thẳng đứng 90 độ. Theo chỉ định của Bác sĩ. |
Đối tượng sử dụng | Người bị tiêu xương hàm, không đủ xương ở những vị trí cấy ghép Implant. | Người bị mất răng nhưng xương hàm còn đủ để cấy ghép Implant. |
Khả năng ghép xương | Hạn chế ghép xương ở mức tối đa. | Có thể ghép xương, theo chỉ định của Bác sĩ điều trị |
Khả năng ăn nhai | Tốt. Có thể ăn uống, sinh hoạt như răng thật. | Tốt. Trồng răng Implant All On 6 răng được nâng đỡ chắc chắn hơn. |
Tính thẩm mỹ | Đẹp tự nhiên như răng thật | Đẹp tự nhiên như răng thật |
Chi phí | Sử dụng 4 trụ cấy ghép nên chi phí thấp hơn All On 6. | Sử dụng 6 trụ cấy ghép và có thể phải ghép xương nên chi phí cao hơn All On 4. |
Thời gian cấy ghép | Thời gian cấy ghép 1 ca trồng răng Implant nguyên hàm sẽ mất khoảng 2-4 giờ, có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy theo tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, trình độ chuyên môn của Bác sĩ và công nghệ cấy ghép. Khách hàng sẽ được gây tê để không cảm thấy đau đớn.
Sau khi cấy ghép Implant, Bác sĩ sẽ làm hàm tạm để đảm bảo thẩm mỹ và bệnh nhân phải đợi khoảng 2-6 tháng cho răng Implant ổn định mới tiến hành gắn răng sứ vĩnh viễn trên toàn hàm. |
Khác biệt cơ bản giữa phương pháp cấy ghép Implant All On 4 và All On 6 chính là số lượng trụ Implant sử dụng. All On 4 sử dụng bốn trụ Implant, trong khi All On 6 sử dụng sáu trụ. Số trụ Implant ảnh hưởng đến độ chắc chắn của cấu trúc phục hình và khả năng giữ xương hàm, với quy tắc là càng nhiều trụ, càng chắc chắn và cải thiện khả năng ăn nhai.
Sự phân bố lực nhai trên nhiều trụ Implant hơn như trong All On 6 giúp kích thích và duy trì mật độ xương hàm, hạn chế tiêu xương và giữ cấu trúc gương mặt. Về mặt chi phí trồng răng Implant, All On 4 tiết kiệm hơn All On 6 và không cần ghép xương nhưng vẫn đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. Còn All On 6, với sáu trụ Implant, cung cấp sự vững chãi và bền vững cao hơn cho hàm răng.
Mỗi phương pháp cấy ghép Implant có ưu điểm riêng. Để xác định phương pháp phù hợp, All On 4 hay All On 6, khách hàng nên thăm khám tại cơ sở nha khoa chuyên sâu để nhận tư vấn cụ thể.
>>> Xem thêm: Top 10 địa chỉ trồng răng Implant uy tín tại TPHCM
Quy trình phục hình răng toàn hàm bằng cấy ghép Implant
Cấy ghép Implant là giải pháp hiện đại để phục hình mất răng toàn hàm, đem lại hiệu quả cao và an toàn. Dưới đây là quy trình chuẩn Y khoa cho việc cấy ghép Implant toàn hàm, được thực hiện tại Nha khoa Dr. Care:
Bước 1: Khám Tổng Quát và Chụp X-Quang
- Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng.
- Chụp X-quang để đánh giá mật độ xương hàm và lên kế hoạch cụ thể cho việc cấy ghép Implant.
Bước 2: Ký Kết Hợp Đồng Trồng Răng Implant
Sau khi thống nhất kế hoạch, Cô Chú, Anh Chị ký hợp đồng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi và chế độ bảo hành.
Bước 3: Tiến Hành Phẫu Thuật Cấy Ghép Implant
- Gây tê hoặc gây mê (nếu cần) để giảm đau trong quá trình phẫu thuật.
- Bác sĩ đặt trụ Implant vào xương hàm, thời gian phẫu thuật khoảng 2-4 giờ cho mỗi hàm.
Bước 4: Phục Hình Răng Tạm Thời
Sau cấy ghép, gắn răng tạm lên cung hàm để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai tạm thời.
Bước 5: Tái Khám và Kiểm Tra
Tái khám sau 7-10 ngày để kiểm tra tình trạng lành thương và đánh giá sự tích hợp của trụ Implant.
Bước 6: Gắn Răng Sứ Vĩnh Viễn
- Sau 2-6 tháng, tiến hành gắn răng sứ vĩnh viễn, hoàn thiện hàm răng mới với cấu tạo và chức năng ăn nhai tương tự răng thật.
- Quy trình cấy ghép Implant tại Dr. Care đảm bảo an toàn, hiệu quả và giảm thiểu tối đa đau nhức, chảy máu, sưng đau cho bệnh nhân.
Nguồn tổng hợp: https://trongrangimplant.com.vn/