Bọc răng sứ được bao lâu là nỗi băn khoăn của nhiều Cô Chú, Anh Chị trước khi quyết định điều trị. Bọc răng sứ là giải pháp tối ưu trong việc phục hồi chức năng ăn nhai lẫn độ thẩm mỹ. Độ bền thông thường khi bọc răng sứ ít nhất từ 5 – 7 năm tùy vào mỗi trường hợp khác nhau.
Mục Lục Nội Dung
ToggleBọc răng sứ sử dụng được bao lâu?
Hiện nay, nhiều Cô Chú, Anh Chị quan tâm về giải pháp bọc răng sứ để giúp duy trì tốt chức năng ăn nhai của mình trong khoảng 5 – 7 năm. Tuy nhiên, bọc răng sứ sử dụng được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nổi bật trong đó là: Chất liệu răng sứ, sức khỏe răng miệng của Cô Chú, Anh Chị hay tay nghề của Bác sĩ thực hiện. Ngoài ra, sau khi bọc răng sứ, chế độ chăm sóc và vệ sinh là điều quan trọng góp phần duy trì độ bền của răng.
Đối với các trường hợp bọc răng sứ kim loại thì thời gian sử dụng sẽ ngắn, chưa tới 10 năm. Ngoài ra, Cô Chú, Anh Chị khi bọc răng sứ mà không phải chữa tủy thì thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, an toàn hơn so với các ca điều trị tủy trước đó.
Dấu hiệu nhận biết răng sứ đến thời điểm thay mới
Có một số dấu hiệu mà Cô Chú, Anh Chị có thể dễ dàng nhận biết khi răng sứ đã đến thời điểm thay mới. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến:
- Răng sứ bị thay đổi màu sắc: Theo thời gian, nếu Cô Chú, Anh Chị thấy răng sứ mất đi sự sáng bóng và màu sắc bị xỉn đi so với ban đầu, gây mất thẩm mỹ.
- Đau, nhức răng: Điều này xảy ra khi ăn nhai, thức ăn hay bị giắt vào kẽ răng tạo ra mùi hôi khó chịu trong hơi thở.
- Răng sứ bị vỡ, nứt hoặc dễ trầy xước: Điều này có thể dẫn đến việc mất răng hoặc nhiễm trùng nếu để trong thời gian dài. Ngoài ra, nứt vỡ răng làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và độ thẩm mỹ của cả hàm răng.
- Răng sứ bắt đầu xuất hiện viền đen ở cổ răng, có khoảng cách so với nướu, dễ lỏng lẻo
- Lợi chảy máu, đau buốt: Điều này xảy ra một cách liên tục khi ăn nhai hoặc đánh răng thì có thể do răng sứ không đúng khớp, gây tổn thương lợi.
Chính vì vậy, Cô Chú, Anh Chị nên theo dõi tình trạng răng sứ của mình nếu nhận thấy xuất hiện các dấu hiệu trên. Cô Chú, Anh Chị nên đến Bác sĩ để kiểm tra kịp thời, tránh để lâu ngày sẽ dễ gây ra nhiều vấn đề về răng miệng, không chỉ gây mất thẩm mỹ, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Yếu tố tác động đến tuổi thọ của răng sứ
Để xác định thời gian bọc răng sứ được bao lâu thì Cô Chú, Anh Chị cần biết tuổi thọ của răng sứ còn phụ thuộc vào một số yếu tố ảnh hưởng dưới đây:
- Chất liệu của răng sứ: Cô Chú, Anh Chị nên đầu tư và cân nhắc lựa chọn dòng răng toàn sứ để đảm bảo răng sau điều trị có độ bền lên đến 20 năm. Hơn thế nữa, chất liệu toàn sứ sẽ nâng cao tính thẩm mỹ giúp Cô Chú, Anh Chị tự tin hơn.
- Tay nghề và kỹ thuật phục hình răng sứ của Bác sĩ: Khi tiến hành điều trị bọc răng sứ, Bác sĩ có tay nghề cao thì sẽ mài răng hay gắn mão sứ chính xác, an toàn, hạn chế các rủi ro nguy hiểm. Cụ thể là ảnh hưởng tới tủy răng, răng bị hở chân răng, viêm nướu, sâu răng, hôi miệng,…
- Tình trạng sức khỏe răng trước khi bọc răng sứ: Cô Chú, Anh Chị cần đến trực tiếp Nha khoa để kiểm tra và xác định tình trạng nền răng hiện tại. Nếu Cô Chú, Anh Chị đang bị viêm nướu, viêm tủy, viêm nha chu thì cần điều trị dứt điểm trước khi bọc răng sứ để không ảnh hưởng tới tuổi thọ của răng.
- Chế độ chăm sóc, vệ sinh răng miệng: Khi Cô Chú, Anh Chị biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách thì răng sứ sẽ duy trì độ bền và độ thẩm mỹ tự nhiên lâu hơn.
Các dòng răng sứ có chất lượng và bền nhất hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có 2 dòng răng sứ được phân loại theo vật liệu làm răng: Răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Vậy dòng răng nào sẽ có chất lượng và bền nhất hiện nay?
Răng sứ kim loại
Đây là loại răng sứ có phần khung sườn được làm từ hợp kim Ni-Cr hoặc Co-Cr. Ở phía ngoài, các loại răng sứ này được phủ một lớp sứ trắng. Một số loại răng sứ kim loại phổ biến như là: Răng sứ kim loại quý hiếm, răng sứ kim loại thường, răng sứ kim loại Titan,…
Với ưu điểm nổi bật là giá thành tương đối rẻ cho nên nhiều khách hàng lựa chọn để điều trị vì phù hợp với điều kiện tài chính. Song, răng sứ kim loại tồn tại khá nhiều nhược điểm.
- Nhược điểm lớn đó là tuổi thọ của loại răng sứ này không lâu dài (trung bình trung bình từ 5 đến 10 năm) vì cấu trúc sườn được làm bằng kim loại. Theo thời gian, dưới tác động của acid trong môi trường khoang miệng thì răng sứ kim loại sẽ bị oxy hóa, làm đổi màu răng, đen ở phần viền nướu.
- Ngoài ra, răng sứ kim loại còn có nhược điểm làm mất thẩm mỹ gương mặt đó là khi gặp ánh sáng của đèn thì răng khá tối.
Răng toàn sứ
Loại răng toàn sứ này có cấu trúc phần khung sườn từ bên trong đến bên ngoài được cấu tạo hoàn toàn từ sứ nguyên chất, không xuất hiện bất kỳ loại hợp kim nào. Một số loại răng toàn sứ được sử dụng phổ biến hiện nay như là: Răng sứ cercon, răng sứ nacera, răng sứ zirconia,…
Từ các chuyên gia Nha khoa thì các loại răng toàn sứ trên có tính chịu lực cao (khoảng 800-1600 Mpa). Do đó, độ chắc khỏe và tuổi thọ của răng sẽ kéo dài trung bình từ 15-20 năm tùy trường hợp. Nếu Cô Chú, Anh Chị biết chăm sóc răng miệng hợp lý thì độ bền của răng sứ sẽ duy trì lâu hơn, thậm chí là trọn đời.
Hướng dẫn cách chăm sóc răng sứ đúng cách
Như đã đề cập ở trên, việc bọc răng sứ được bao lâu còn tùy thuộc vào cách chăm sóc đúng cách của Cô Chú, Anh Chị. Chình vì vậy, Cô Chú, Anh Chị cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ răng theo thời gian có độ bền tốt nhất:
- Ăn các loại thức ăn mềm, không dùng lực tác động nhiều khi quá cứng hoặc dai.
- Hạn chế ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng, đặc biệt là trong thời điểm mới bọc răng sứ xong.
- Hạn chế uống các loại đồ uống có ga, quá ngọt hoặc có màu.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia.
- Khám răng miệng định kỳ để Bác sĩ theo dõi đưa ra hướng điều trị phù hợp (nếu có vấn đề phát sinh).
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tối thiểu 2 lần mỗi ngày.
- Lựa chọn bàn chải đánh răng lông mềm, kem đánh răng chứa Flour để loại bỏ mảng màu bám trên răng tốt nhất
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các khe hở giữa răng. Điều này sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn tích tụ, ngăn ngừa vi khuẩn và nhiễm trùng.
Tóm lại, bài viết trên đây cũng đã chia sẻ đến Cô Chú, Anh Chị về việc bọc răng sứ được bao lâu và các thông tin liên quan. Hy vọng với những kiến thức hữu ích này sẽ giúp Cô Chú, Anh Chị biết cách chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình tốt nhất. Để biết thêm kiến thức mới thì hãy theo dõi Kiến Thức Nha Khoa ngay nhé!